Ngoài giá trị về mặt tâm linh, chùa Vạn Đức còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tháng 7 âm lịch cầu an tại ngôi chùa cổ nhất của người Hoa ở Sài Gòn Ngôi chùa màu sắc rực rỡ 100 năm tuổi giữa Sài Gòn Tọa lạc tại số 502 trên tỉnh lộ 43, thuộc phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP HCM, chùa Vạn Đức là ngôi chùa có kiến trúc cao tầng độc nhất vô nhị của Việt Nam. Chùa có nguồn gốc từ một ngôi nhà xưa do thí chủ Nguyễn Thị Hương hiến cúng. Sau khi tiếp nhận vào năm 1954, Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917 – 2014) đã xây dựng lại thành chùa và đặt hiệu là “Vạn Đức tự”. Kể từ đó, chùa được mở rộng vào các năm 1964, 1989, 1993 và từ năm 2003 đến năm 2005 được đại trùng tu toàn bộ, trở nên khang trang như ngày nay. Chùa có tam quan xây ba tầng, mái lợp ngói lưu ly màu xanh. Trên các đầu đao của tam quan có gắn hoa văn hình hoa sen cách điệu. Nóc tam quan gắn hình “lưỡng long chầu Pháp luân”. Bên trái sân chùa có cội bồ đề rợp mát, bên phải có một ao sen, giữa có điện Quan Âm. Tòa chính điện chùa Vạn Đức cao 43,5 m, nhìn từ bên ngoài trông giống như một ngọn tháp chín tầng và hai tháp nhỏ năm tầng nhưng bên trong chỉ có hai tầng chính. Tầng trệt là giảng đường, dùng làm nơi thuyết pháp cho Phật tử; sát vách giữa thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tạc bằng đá cẩm thạch trắng và linh vị Hòa thượng Thích Thiện Quang. Tầng này cũng là nơi đặt một pho tượng sáp được tạo hình sinh động như người thật của Hòa thượng Thích Trí Tịnh. Tầng trên là nội điện thờ Phật, có nhiều ô cửa sổ, bên ngoài có lan can, bên trong tôn trí tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật. Nổi bật trên nền kiến trúc nội điện là bức phù điêu cội bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền. Xung quanh nổi điện có bốn tầng lan can giống như những tầng mây trắng, và mỗi vì sao là những ô cửa gió có hình chữ “Phật”. Có thể nói, ngoài giá trị về mặt tâm linh, chùa Vạn Đức còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc hiện đại… Một số hình ảnh khác về chùa Vạn Đức. Theo Kienthuc