Ngay cả những tài liệu chuyên về võ thuật tại Sài Gòn-Chợ Lớn vẫn không thể thống kê hết được những phái võ đã từng xuất hiện. Võ thuật hội nhập Cho đến nay, rất nhiều nơi ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn những võ đường do những trưởng môn của các phái võ mở ra để thu nạp đệ tử và giảng dạy theo một cách hết sức chuyên nghiệp. Một số những môn phái đã tồn tại ở Sài Gòn tới vài trăm năm, cũng có khi là từ giữa thế kỷ 20 đến nay. Theo đánh giá của giới võ thuật thì những môn phái còn tồn tại đến ngay hôm nay được coi là tinh tuý và phổ biến nhất. Võ dường Sân Tinh Võ được thành lập vào năm 1922 do 4 cao thủ võ thuật đến từ Thượng Hải. Khi ra đời, Sân Tinh Võ đã thực sự gây ấn tượng mạnh với võ thuật Sài Gòn khi mà 4 người đồng trưởng môn phái đều là những “bác học võ thuật” chứ không còn đơn giản là những cao thủ. Cho đến nay, Sân Tinh Võ trở thành Trung tâm Thể dục thể thao quận 5, Câu lạc bộ Tinh Võ và có số lượng đệ tử rất đông đảo. Các nhánh của phái Thiếu Lâm cũng du hội vào Sài Gòn qua thời gian. Theo những nghiên cứu thì võ thuật của phái Thiếu Lâm đã xuất hiện ở Sài Gòn–Chợ Lớn từ nhiều thế kỷ trước nhưng nó không rầm rộ, không khoa trương mà âm thầm phát triển. Một trong những nhánh nổi tiếng nhất của phái Thiếu Lâm là Thiếu Lâm Bạch Hổ. Phái này du nhập vào Sài Gòn ở giai đoạn năm 1930. Phái võ này hoạt động rất trầm lắng nhưng lại luôn gây tiếng vang ở các trận thư hùng, giải thi đấu. Các võ sĩ của môn phái Bạch Hổ Thiếu Lâm luôn dành được những vị trí cao trong các cuộc thi võ học, vì vậy mà qua năm tháng môn phái này đã có một vị trí rất cao trong nền võ học Sài Gòn. Các môn phái cũng dần dần xuất hiện ở Sài Gòn và nó mang những nét tinh tuý khác mà môn phái khác không thể có được. Ngay như môn phái Thiếu Lâm Quyền Kim Kê, mặc dù là cùng phái Thiếu Lâm nhưng nó lại mang hơi hướng và những tuyệt kỹ hoàn toàn khác so với phái Bạch Hổ Thiếu Lâm. Bên cạnh đó những phái võ từ Thái Lan, Campuchia và thậm chí là cả quyền anh của phương Tây cũng đều xưng tên, chỉ điểm tại Sài Gòn và nó đã tạo ra một môi trường võ học hết sức sôi nổi. Những trường phái bản địa Theo nhận xét của nhiều võ sư cũng các nhà nghiên cứu võ học thì Bình Định và An Giang là hai mảnh đất cung cấp nhiều võ sư, võ sĩ nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn. Vào thời điểm cao trào nhất, võ sư có gốc gác ở Bình Định làm trưởng môn của khoảng 60% môn phái tại Sài Gòn-Chợ Lớn đủ để nói về tầm ảnh hưởng của võ thuật Bình Định tại Sài Gòn. Riêng vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang thì đây được coi cái nôi của những huyền thoại võ học và các cao thủ võ thuật được nhận xét là không thua kém gì những đại cao thủ võ thuật Trung Hoa. Theo một thống kê không chính thức, trong số các phái võ ở vùng Sài Gòn-Gia Định từ thế kỷ XVIII trở về sau, đa phần thuộc gốc Tây Sơn, số còn lại là Thiếu Lâm, hoặc pha trộn giữa các phái để trở thành võ phái địa phương. Sau này, giai đoạn 1930-1950, những “hảo hán” xưng hùng ở Bình Xuyên, Bà Điểm, Hóc Môn, Cần Giuộc, Cần Đước như: Ba Dương, Tám Mạnh, Cố Hoạch, Bảy Viễn, Mười Trí… ít nhiều thừa hưởng chiêu thức võ công từ đất Tây Sơn, do các võ sư gốc di dân như Ba Thi (Chợ Lớn), Sáu Lầu (Bình Khánh, Nhà Bè), Bộ Dực (Bến Tre), Bảy Khuyên (Hóc Môn), Hai Ngàn (Tân Khánh, Bà Trà), Tư Thêm (Vàm Láng), và Sáu Cường (Trà Vinh)… đã truyền cho họ. Cùng với đó còn có rất nhiều những võ sĩ gắn liền với những môn phái của mình nổi lên tại Sài Gòn đã tạo ra một nền võ học thật sự nhiều màu sắc. Khi mà có cả trăm môn phái cùng tồn tại ở một mảnh đất thì việc va chạm, thi đấu để phân thắng thua là điều không thể tránh khỏi. Nguồn: Lam Linh