Người Sài Gòn chung tay giúp cụ bà 82 tuổi thực hiện giấc mơ một lần trở về Huế


Những thông tin về hoàn cảnh đáng thương của cụ bà 82 tuổi đơn độc mưu sinh ở Sài Gòn, mơ một lần trở về quê hương khiến nhiều người xúc động. Đã có rất nhiều người đến gặp gỡ mong muốn giúp cụ bà thực hiện ước mơ.

Giấc mơ trở về Huế sắp thành hiện thực

Những ngày qua, thông tin về hoàn cảnh đáng thương cụ bà Trần Thị Vân (82 tuổi, quê ở Thừa Thiên Huế) tuy có con cháu nhưng vẫn đơn độc mưu sinh trên vỉa hè Sài Gòn từ sáng sớm đến tối mịt, đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng mạng. Đã có không ít bạn trẻ bày tỏ sự thương cảm đối với hoàn cảnh cũng như ước mơ thiêng liêng được một lần về thăm quê hương của cụ.
nguoi-sai-gon-chung-tay-giup-cu-ba-82-tuoi-thuc-hien-giac-mo-mot-lan-tro-ve-hue 2

 Nhiều bạn trẻ bày tỏ tình cảm của mình đối với hoàn cảnh đáng thương của bà cụ.

Nhiều bạn trẻ bày tỏ tình cảm của mình đối với hoàn cảnh đáng thương của bà cụ.

Ngày 27/2, đã có rất nhiều nhóm bạn trẻ trong và ngoài thành phố tìm đến gặp cụ. Đa số mọi người ghé ngang qua mua ủng hộ cụ một vài tờ vé số hay chiếc khẩu trang… Bà cụ đón nhận điều này một cách đầy cảm kích: “Má biết, một ngày tụi nó chỉ được bố mẹ cho vài chục ngàn đổ xăng đi học, chứ đâu có nhiều tiền. Thế mà cũng ghé ngang qua đây mua vé số ủng hộ má. Má cảm động lắm!”.

  Nhiều bạn trẻ biết đến hoàn cảnh của bà cụ đã đến để giúp bà trong khả năng của bản thân.


 Nhiều bạn trẻ biết đến hoàn cảnh của bà cụ đã đến để giúp bà trong khả năng của bản thân.

Mọi người ghé ngang qua mua ủng hộ cụ vài tờ vé số, mỗi người một ít, góp gió thành bão giúp cụ vượt qua khó khăn hiện tại.

Mọi người ghé ngang qua mua ủng hộ cụ vài tờ vé số, mỗi người một ít, góp gió thành bão giúp cụ vượt qua khó khăn hiện tại.

Một số bạn gửi tặng cụ bà số tiền nhỏ để trang trải cuộc sống. Lúc đầu cụ không dám nhận, phải năn nỉ mãi, cụ mới chịu. Cụ tâm sự: "Má không dám nhận, vì má sợ mang nợ nhân gian, má đã nợ nhiều lắm rồi, má sợ trả không hết".

Một số bạn gửi tặng cụ bà số tiền nhỏ để trang trải cuộc sống. Lúc đầu cụ không dám nhận, phải năn nỉ mãi, cụ mới chịu. Cụ tâm sự: “Má không dám nhận, vì má sợ mang nợ nhân gian, má đã nợ nhiều lắm rồi, má sợ trả không hết”.

Đã hơn 50 năm nay chưa một lần được trở về quê hương để thăm lại bà con lối xóm, thắp nén nhang cho mồ mả ông bà, cụ Vân vẫn luôn đau đáu một niềm day dứt. Thấu hiểu được ước mong giản dị mà thiêng liêng đó, một nhóm bạn trẻ chuyên làm công tác từ thiện đã tìm đến, mong muốn giúp cụ một lần trở về quê nhà để hoàn thành tâm nguyện.

Cụ bà hạnh phúc đến rơi nước mắt khi biết mình có cơ hội trở về thăm quê hương trước khi nhắm mắt.

Cụ bà hạnh phúc đến rơi nước mắt khi biết mình có cơ hội trở về thăm quê hương trước khi nhắm mắt.

Cụ bà cười mãn nguyện, nước mắt cứ thế lã chã rơi: “Vậy thì còn gì bằng. Nhưng mà phải đợi điều trị cái chân cho khỏe, rồi lúc đó mới về quê được”.

Thế là sau những ngày tháng mưu sinh giữa Sài Gòn, cụ Vân sắp được về quê.

Thân cò tần tảo sớm khuya

Mắt nhòa lệ khi tôi nhắc đến những người con của cụ. “Hôm qua con trai lớn của má ở An Giang gọi điện về, hỏi má đi lạc hay sao mà người ta đăng báo. Má nói má vẫn ở đây, vẫn đi bán từng ngày, chứ có đi lạc đâu. Bao năm nay, má vẫn một mình mưu sinh, con của má không đứa nào giúp được gì cho má, nhưng má chưa bao giờ ghét bỏ hay trách móc, vì tụi nó là con má sinh ra mà”.

Cụ Trần Thị Vân, đã 82 tuổi vẫn ngày ngày vất vả buôn bán từ sáng sớm đến tối mịt để tự nuôi sống bản thân ở Sài Gòn.

Cụ Trần Thị Vân, đã 82 tuổi vẫn ngày ngày vất vả buôn bán từ sáng sớm đến tối mịt để tự nuôi sống bản thân ở Sài Gòn.

Cụ Vân sinh ra tại huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1960, sau khi chồng qua đời, bà Vân một mình tần tảo nuôi hai người con nhỏ tại quê nhà. Thế nhưng, cửa tiệm tạp hóa nhỏ vốn chỉ đủ giúp ba mẹ con nhọc nhằn vượt qua từng ngày đói khổ, vậy mà còn nhiều lần bị mọi người quỵt tiền hàng hóa, thành ra khó khăn càng chồng chất khó khăn. Cái nghèo, cái khổ cứ bám riết khiến người mẹ đơn thân quyết tâm làm liều, đưa hai con nhỏ lên Sài Gòn tìm một tương lai tốt đẹp hơn.

Với số vốn ít ỏi trong tay, cụ Vân mua một chiếc xe đạp cũ và lấy một số mặt hàng nguyên phụ liệu may mặc về đi bán. “Thủ Đức, Bình Chánh hay bất kỳ ở đâu trong thành phố mà người ta cần hàng thì má sẽ chạy xe đến giao hàng cho người ta. Dù xa cách mấy má cũng phải đi, vì má cần tiền để nuôi con” – cụ Vân ngậm ngùi kể lại.

Trước khi bán vé số tại đây bà cụ từng trải qua rất nhiều công việc vất vả.

Trước khi bán vé số tại đây bà cụ từng trải qua rất nhiều công việc vất vả.

Thế rồi người đàn bà khốn khổ ấy cũng tích góp được một ít tiền để mua một căn nhà nhỏ gần khu vực cầu Bông (Bình Thạnh) cho ba mẹ con có chỗ chui vào chui ra. Thời gian trôi nhanh, người phụ nữ ngày nào đã lớn tuổi, không còn đủ sức để đạp xe hàng chục cây số đi giao hàng, bà chuyển sang kinh doanh quần áo cũ trong chợ Bà Chiểu. Nhưng cuộc đời vẫn chưa ngưng thách thức, vì tin người, bà Vân tiếp tục bị bạn hàng lừa hết vốn. Đau lòng, nhưng bà vẫn nhẫn nhịn, số tiền ít ỏi còn lại bà lấy vé số về đi bán dạo để kiếm từng đồng qua ngày.

Đứng không vững nhưng không dám nghỉ bán ngày nào

Hai người con trai của cụ Vân nay đều đã trưởng thành và có vợ con. Người con đầu đang làm thợ hồ ở An Giang, còn người con út thì đang ở cùng bà Vân. Thế nhưng ở cái tuổi gần đất xa trời, chẳng người con nào giúp được gì cho cụ, hằng ngày cụ vẫn phải tự đi làm để nuôi sống bản thân.

Đã thành thông lệ, cứ 5h sáng là cụ Vân sẽ đi xe ôm đến chỗ bán, người lái xe ôm sẽ giúp cụ đẩy bàn ghế ra buôn bán. Rồi đến 10h đêm sẽ có một bác xe ôm gần đó đến giúp cụ dọn hàng vào và đưa về nhà. “Hai chú xe ôm tốt lắm, mỗi người chỉ lấy 30.000 đồng mà giúp má nhiều thứ, không có hai chú ấy chắc má không bán nổi” – cụ Vân kể.

 Vì tuổi cao sức yếu nên hằng ngày cụ bà phải nhờ sự giúp đỡ của các bác xe ôm để đến chỗ bán và dọn hàng.

Vì tuổi cao sức yếu nên hằng ngày cụ bà phải nhờ sự giúp đỡ của các bác xe ôm để đến chỗ bán và dọn hàng.

Chúng tôi hỏi sao lại bán khuya vậy, bà cụ trầm tư rồi rưng rưng nước mắt: “Má còn thiếu nợ nhiều lắm, phải ráng làm để trả”. 3 tháng trước, cụ Vân chạy vạy vay mượn được 30 triệu để lấy hàng tết về bán, cất cẩn thận trong tủ thuốc lá rồi khóa lại. Ba năm nay đêm nào bà cụ cũng gửi tủ thuốc lá và bàn ghế ở quán của quán ăn đối diện lăng Ông Bà Chiểu, mọi việc vẫn rất ổn. Thế là đêm hôm đó, tên chủ quán vì đánh bạc thua, bẻ khóa lấy hết tiền và thuốc lá.

“Nó kể là đêm hôm đó đánh bài thua nhiều quá, tính lấy một ít tiền để đi gỡ vốn. Ai ngờ càng đánh càng thua, nó quay lại lấy hết số tiền còn lại trong tủ, lấy luôn mấy cây thuốc lá đem bán để lấy tiền đánh bài” – cụ Vân kể.

Khi công an xuống làm việc thì người chủ quán ra sức năn nỉ bà Vân, hắn vét trong túi còn 200.000 đồng với mấy cây thuốc lá còn sót lại đưa cho cụ, hứa sẽ kiếm tiền trả, nhưng đến nay hắn trốn đi đâu không ai biết.

Đó không phải là lần đâu bà Vân bị người khác lừa, cách đây vài năm có một người phụ nữ đến mua vé số, bà ta cầm một cọc vé số 100 tờ lên xem, rồi giả vờ đánh rơi một tờ xuống đất, nhờ bà Vân nhặt lên giúp. Bà Vân cúi xuống nhặt tờ vé số, ngước lên thì người phụ nữ kia đã cao chạy xa bay cùng 99 tờ vé kia.

  Đôi tay bà đã hằn in những khắc khổ của thời gian.


 Đôi tay bà đã hằn in những khắc khổ của thời gian.

Chắt chiu từng đồng bạc lẻ, nhưng mỗi lần bị lừa lại mất tiền triệu, thế nên số nợ của bà cụ ngày càng chồng chất. Vì thế dù mấy tháng nay, bệnh tật khiến đôi chân đứng không vững, phải ngồi một chỗ để khách đến tự mua, tự trả tiền, nhưng cụ cũng không nghỉ bán ngày nào.

3 tháng nay bà cụ không thể đứng lâu được. Bác sĩ chẩn đoán chân bị phù loãng xương. Vì vậy bà cụ không thể trực tiếp đứng lên bán đồ cho khách.

3 tháng nay bà cụ không thể đứng lâu được. Bác sĩ chẩn đoán chân bị phù loãng xương. Vì vậy bà cụ không thể trực tiếp đứng lên bán đồ cho khách.

Cứ thế, cuộc sống mưu sinh ngày càng chật vật và ước mong có thể gom góp đủ tiền một lần trở lại thăm quê càng trở nên xa vời nếu không có sự chung tay giúp đỡ của những người dân Sài Gòn giàu lòng nhân ái.

Theo Toàn Nguyễn / Trí Thức Trẻ


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: