Với nghệ sĩ khi nghe đến dịch ai cũng nản lòng, vì tất cả các hoạt động đều phải tạm ngưng, nhưng với Hoàng Đăng Khoa, người phụ trách đoàn Cải lương tuồng cổ Huỳnh Long đó là một thử thách duy trì hoạt động. “Khó thì ai cũng gặp khó, mình có được bao nhiêu thì hết mình bấy nhiêu, nhiều khi cũng mệt lắm, nhưng cố gắng được thì cứ tiếp tục”- nghệ sĩ Hoàng Đăng Khoa chia sẻ. Từ một nghệ sĩ giữa thời dịch anh lại quyết định táo bạo mở khách sạn Guest House Hoàng Đăng Khoa ở Đà Lạt, thêm một phần khó khăn khi anh mạo hiểm trên mặt kinh tế, song song là việc lo cho đoàn, phân bổ thời gian tập tuồng, tập kịch… Hình ảnh lộng lẫy ở trên sân khấu với những phục trang rực rỡ, lắm kẻ hầu hạ nhưng khi đối diện với đời thực là những giọt nước mắt, những nổi muộn phiền của cuộc sống riêng. Một đời tư mà nghệ sĩ cải lương cất nổi buồn trong đôi mắt và vẻ cho mình những nụ cười vội vã. Photo Duy Anh Nguyễn bắt được khoảnh khắc nổi buồn từ đôi mắt NS Hoàng Đăng Khoa. (Nguồn: Hoàng Đăng Khoa) “Hỏi đời buồn không? Buồn chứ, không phải tất cả mọi thứ đều theo ý mình, mà còn cả ý trời nữa. Khoa hay bất cứ người nghệ sĩ nào cũng có niềm riêng, chỉ là mình cất nó cẩn thận, trân trọng nó, để nó yên ắng trên kệ sách tâm trí rồi tất cả những nổi đau đều hóa thành nụ cười” – anh trải lòng. Tiên Huỳnh