(2SaiGon.vn) – Dẫu có sự chêch lệch tuổi tác những họ vẫn đến với nhau bằng sự đồng cảm và tình yêu chân chính. Họ đã xây nên tổ ấm hạnh phúc bao người hằng mong trong cảnh cơ cực, túng quẫn tột cùng. Đó là câu chuyện cảm động của đôi vợ chồng gã họa sỹ nghèo Lý Ngọc Thành (SN 1941) và bà Đào Thị Hương (SN 1962, ngụ đường Trần Kế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh). Vợ chồng lão họa sỹ nghèo. Mối tình “đôi đũa lệch” Trong gu thời trang chẳng giống ai, quần đùi ngắn củn rách rưới, ông Lý Ngọc Thành đón khách sau vài câu hỏi đáp vu vơ ngoài cổng rồi mời vào nhà với vé ái ngại khi nhà không có chỗ ngồi tươm tất. Từ trong nhà, một cô gái trạc 20 đầu tóc bù xù bưng 2 ly nước ra mời khách vẻ thẹn thùng. Khi chúng tôi chào hỏi, cô gái đánh tiếng lớn ra bằng cái giọng tửng tửng: “Người ta lớn rồi, không thích gọi bé nữa”. Tiếp đó, một người phụ nữ hai tay vịn vào vách tường vẻ mặt nhăn nhăn, nhích từng bước chân chậm chạp, khó nhọc từ nhà dưới tiến lên. Trong ký ức về tuổi thơ, về chuyện vợ chuyện chồng dường như là chuỗi ngày tuy nghèo nhưng hạnh phúc. Hơn hết, chỉ có thể là niềm tiếc nuối, là sự rung động ở tuổi quá thì. May mắn sinh ra trong một gia đình khá giả, tuổi ấu thơ là những tháng ngày được cha mẹ cho theo học 4 năm trường Cao đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn (nay là trường Đại học Mỹ Thuật TP HCM). Sau khi nhận tấm bằng họa sỹ thì cha mẹ bệnh nặng và qua đời. Sản nghiệp cha mẹ cũng tan biến theo. Và thành đứa trẻ mồ côi, không cha không mẹ, ngày tháng lang thang mưu sinh bằng nghề vẽ tranh thuê và bán nước dạo. Suốt 25 năm, lão sống đơn độc trong căn nhà cũ, không ai yêu thương. Cho đến một ngày, mọi điều đổi thay, gã gặp cô gái nết nha, kém 21 tuổi, Đào Thị Hương, nhặt ve chai. Nhờ sự đồng cảm và tình cảm chân thành, họ đã vượt qua mọi rào cản để phải lòng rồi đến với nhau. Những ngày này cách đây tròn 25 năm, đám cưới của đôi chồng 49 vợ 28 được tổ chức gọn nhẹ. Nói về chồng mình, cô Đào Thị Hương cười tươi nói : “Đơn giản là thương nhau thôi. Thương ở sự chịu thương chịu khó, sự chân thành và tính tình hiền lành, chất phác.” Rồi ngần ấy thời gian, “đôi đũa lệch” này dẫu sống trong cảnh nghèo khó nhưng luôn rất hạnh phúc. Tổ ấm gia đình của thanh viên gồm vợ chồng và 2 đứa con (một gái, một trai) là phần thưởng trời ban cho mối tình mà họ đã vun vén cho nhau suốt 25 năm cuộc đời. Căn nhà xập xệ của đôi vợ chồng nghèo. Hạnh phúc đơn sơ Những tưởng đã hạnh phúc nhưng oái ăm thay, 2 đứa con gã sinh ra không được lanh lẹ, bình thường như con ngừi ta. Phần nghèo, phần năng lực kém nên chuyện học hành chịu nhiều thiệt thòi, không đến nơi đến chốn, là niềm đau đáu với vợ chồng gã khi nay đã tuổi xế chiều. Gia đình gã là hộ nghèo đặc biệt nhất địa phương, nhận trợ cấp xã hội thưởng xuyên, 500.000 đồng/tháng. 2 con của gã được nhà nước và nhà chùa hỗ trợ cho đi học nghề miễn phí. Bản thân gã nay đã 74, sức khỏe yếu, không thể đạp xe đi bán nước hằng ngày. Mọi gánh nặng 4 miệng ăn đặt lên đôi vai của người vợ với nghề mót ve chai. Tuy nhiên, cách đây 3 tháng, đôi chân cô Hương sưng phù, đau nhức dữ đội nên không thể đi nhặt ve chai thường xuyên. Cô Hương đi nhặt gom góp mỗi tuần bán một lần không quá 100.000 đồng, mỗi tháng kiếm được tầm 300.000 đồng. Từ đó, cộng với khoảng trợ cấp hết thẩy 800.000 đồng/4 người ăn. Vì lo quần quật lo miếng ăn qua ngày nên chuyện ở, chuyện mặc của 4 thành viên gia đình gã cũng chả thiết nghĩ. Căn nhà tình thương tạm bợ được nhà nước xây cất đã lâu trên diện tích khiêm tốn đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Mái tôn nhà đã mục nát, vách tường nứt nẻ, nền nhà sụn lún. Mỗi khi có mưa nước chảy tràn lan, nhem nhút, chỉ có 1 góc (1/5 ngôi nhà) là núp mưa. Căn nhà và những kiệt tác của lão họa sỹ nghèo hết thời. Khi chứng kiến ngôi nhà mới cảm nhận hết cảnh cơ cực, thiếu thốn. Lối đi chất đầy bao bì, đồ đạc cũ, tranh ảnh, quần áo, sách vở… treo vất vưởng, nằm ngổn ngang, nham nhở và bốc mùi ẩm mốc xông thẳng vào mũi. Căn nhà tối om, chỉ có 1 bóng đèn điện duy nhất, còn lại vẫn thắp đèn dầu. Nhà bếp vẫn nấu bằng củi và nhà vệ sinh lộ thiên và nhà tắm trống huơ cùng thông nhau. Nghèo khổ nên gia đình lão không dám dùng điện, sợ tốn tiền. Nhà chỉ có một bóng đèn và chỉ bật bóng đèn vào buổi tối, nước thì tận dụng nước mưa, còn nước uống mới lấy nước máy. Ngay cả chuyện tắm rửa hằng ngày cũng cân nhắc. Chuyện ăn uống hằng ngày cũng rất sức chật vật. Gạo thì không thiếu vì được nhà nước hỗ trợ thường xuyên. Bữa cơm có thịt, có cá dường như là niềm ước ao của gia đình. Suốt 25 năm qua, 2 vợ chồng gã chưa biết quán xá là gì, chưa từng dám bỏ tiền mua một tô hủ tiếu (dù rằng tô hủ tiếu chỉ là món ăn bình dân nhất) để ăn. Khi thèm thịt cá thì ra chợ mua 1kg đầu gà, hay cá vụn về nấu cho 2 đứacon ăn. Khổ đến nổi cả đời không biết đến một tô phở, tô bún, bát mì quán xá. Đồng cảm trước hoàn cảnh gia đình, cô bán đậu hũ ở đầu hẻm vẫn thương mang thức ăn sang cho. “Mưu sin Sài Gòn gần 10 năm mà chưa gặp có hoàn cảnh nào khổ đến vậy. Hễ bữa nào đi bán đậu hũ về mà ghé chợ cá rẻ là mua về kho sẵn đem sang cho nhà ổng. Khi cho nồi cá là vợ chồng mừng rỡ và cảm ơn ríu rít.” Bài & ảnh: Lưu Minh