Nhiều người không biết rằng giữa trung tâm Sài Gòn sôi động có một không gian xanh rộng lớn đã tồn tại hơn 150 năm, chứng kiến bao thăng trầm của thành phố. Thảo Cầm Viên là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới. Thảo cầm viên đươc nhà thực vật học Jean Baptiste Louis Piere xây dựng. Sau hơn 150 năm tồn tại và phát triển, Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn với 590 đầu thú thuộc 125 loài, thực vật có 1.800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan, 33 loài xương rồng, 34 loại bonsai… và vẫn đang được bổ sung thêm. Vì được xây dựng từ lâu đời, nên trong Thảo Cầm Viên có những cây hàng trăm năm tuổi, tỏa bóng mát, khắp công viên. Ở chốn thị thành, nhưng không khí ở đây rất trong lành với tiếng thú, tiếng chim muông cùng vô vàn cây xanh, hoa đẹp… Hơn thế nữa, Thảo Cầm Viên còn có vai trò giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu… Giữa Thảo Cầm Viên có một hồ sen, cũng là nơi cư trú của các loài chim. Chúa tể muôn loài đang nằm ngủ trưa. Giống hổ trắng Bengal quý hiếm, được nuôi dưỡng và nhân giống thành công tại vườn thú, là một điều khích lệ lớn đối với đội ngũ bác sĩ và người chăm sóc ở đây. Trước đó, Thảo cầm viên Sài Gòn đã nhân giống thành công cùng lúc 5 hổ Đông Dương. Linh dương. Cá sấu thảnh thơi nằm sưởi nắng. Nhìn ảnh này khiến ta liên tưởng đang ở một công viên hoang dã nào đó bên tận châu Phi. Chuồng nuôi ngựa vằn được thả chung với linh dương sừng kiếm. Chuồng nuôi hươu cao cổ. Một khu nhà kính để trồng các loại hoa lan. Có hẳn một vườn xương rồng được trồng ở đây để nghiên cứu và làm đầy thêm các loài thực vật nơi đây. Thảo cầm viên còn có rất nhiều khu vui chơi dành cho trẻ em. Cách xây dựng lối đi bên trên các chuồng động vật khiến việc quan sát cách ăn nghỉ của các loài thú dễ dàng hơn. Thảo Cầm Viên vào ngày thường đa số mở cửa cho khách du lịch nước ngoài tham quan. Đến cuối tuần, hay ngày lễ, Tết, vườn thú đón rất nhiều gia đình cho trẻ con tới chơi. Theo Vnexpress