“Đây là quan niệm của một tộc người cụ thể, được sử dụng trong một lễ hội, sự kiện diễn ra tại thời điểm linh thiêng nào đó, thì họ giải thích như vậy, chứ không phải là quan niệm của tất cả một dân tộc”. Giảng đường thông minh đầu tiên ở Sài Gòn Cô giáo Tây dạy học miễn phí Sài Gòn Ngày 29/9, trên cộng đồng mạng có lan truyền một hình ảnh chụp lại slide hình ảnh bài giảng ở trường Đại học Hoa Sen. Trong đó, nội dung có đưa ra: “Mưa gió, trong quan niệm dân gian xưa, không phải là kết quả của sự bốc hơi nước được tích tụ, không phải do sự chênh lệch áp suất khí quyển mà chỉ là cuộc sinh hoạt tình dục của Trời và Đất mà thôi. Những hạt mưa như tinh dịch, giúp Mẹ Đất sinh ra muôn loài cây trái. (Ngô Văn Doanh – Vũ Quang Thiện (1997), Phong tục các dân tộc Đông Nam Á, nxb VHDT, tr.331)”. Trước thông tin gây tranh cãi trên, PV đã liên hệ với PGS.TS Ngô Văn Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, chủ biên của cuốn sách để nghe giảng giải rõ về quan niệm trên. Ông Doanh cho biết: “Đây là quan niệm của một tộc người cụ thể, được sử dụng trong một lễ hội, sự kiện diễn ra tại thời điểm linh thiêng nào đó, thì họ giải thích như vậy, chứ không phải là quan niệm của tất cả một dân tộc. Thậm chí, với các dân tộc quan niệm như thế thì họ chỉ quan niệm tại thời điểm đó, tại lễ hội đó. Tôi lấy ví dụ ngay như người Việt quan niệm, khi thấy gió xoáy, thì cho rằng đó là rồng đen lấy nước được mùa, còn rồng trắng thì khô hạn. Chắc chắn trong truyền thống, người dân không quan niệm được như khoa học, nắng thì nước bốc hơi lên thành mây, mây gây ra mưa, ngày xưa chưa lý giải được…” Nội dung bài giảng gây xôn xao dư luận mạng xã hội Nói về quan niệm mưa như sinh hoạt tình dục giữa Trời và Đất, ông Doanh giải thích “đó chính là quan hệ âm dương, coi như Trời là cha, Đất là mẹ, mưa từ trên trời xuống, nó sẽ làm cho đất sinh sôi, nảy nở, một hình tượng rất phổ biến, từ xưa đến nay cả khu vực người Việt, các dân tộc đều quan niệm như vậy. Nó như kết hợp Âm dương, quan niệm lưỡng hợp, một phần của tín ngưỡng phồn thực, khiến cho mọi vật sinh sôi, nảy nở. Nó là biểu trưng cho nền văn hóa lúa nước, đất nước nông nghiệp, “lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày”, đó là quan niệm chung. Còn thể hiện thì cũng tùy vào từng lễ hội, từng hoàn cảnh”. Lấy ví dụ cụ thể, ông Doanh chỉ ra, như Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày cũng có tục lệ Ném còn, biểu hiện cho kết hợp Âm dương, quả còn ném thủng qua vòng tròn và còn nhiều tục lệ khác như hát giao duyên. Nói chung lễ hội đầu năm xuống đồng làm ruộng, cấy lúa, đều gắn với quan niệm Âm dương trên, để làm cây lúa sinh sôi, nảy nở. Cho đến bây giờ, thì trong quan niệm truyền thống các dân tộc Đông Nam Á họ đều suy nghĩ như vậy, tất nhiên, khoa học vẫn phát triển, nhưng truyền thống vẫn là văn hóa không thay đổi được. Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, theo ông Doanh, quan niệm sinh sôi giữa Trời và Đất quá bình thường, bây giờ thì con người không nói đến mức như vậy, vì nó đã mang tính vũ trụ, chứ không còn là hiện tượng cụ thể. Chỉ còn người cha chung vũ trụ, người mẹ chung cũng là vũ trụ, và nó trở thành một triết lý trong triết học. Hiện nay trong các lễ thức của một số lễ hội dân tộc vẫn còn rước sinh thực khí, Nõ – Lường, Linga – Yoni làm các động tác diễn tả hình tượng cụ thể để thể hiện quan niệm này nhưng không nêu ra cụ thể. Khi giảng dạy vào trong nhà trường, theo ông Doanh, sách vở cũng nói nhiều, nhưng nói sao cho thiết thực, các bậc nghiên cứu Ths, TS vẫn được học nhiều. Qua bao nhiêu năm nghiên cứu, thì quan niệm trên vẫn chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, có nền văn minh lúa nước, vì cần đến mưa, không mưa không có nước cây cối không phát triển được. Đây là một truyền thống văn hóa, là cả một triết lý dân gian, chứ không phải là một điều gì cụ thể, một đặc trưng văn hóa. Hà My – Theo phunuonline