Dự án vẽ về “Sài Gòn xưa” chỉ mới xuất hiện cách đây không lâu nhưng đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ, đặc biệt là giới nghệ thuật. Những hoài niệm đẹp của Sài Gòn xưa Những bức ảnh chụp Sài Gòn xưa rợp bóng cây xanh Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: Đại lộ Charner – Nguyễn Huệ, chốn cực phẩm phong lưu Cuốn sách tranh “Sài Gòn xưa – Màu hoài niệm” trong bộ “Sài Gòn xưa” của Trọng Lee bao gồm những bức tranh đẹp về thành phố Sài Gòn mà anh yêu thương và gắn bó. Bộ tranh này do Trọng Lee (tên thật là Lê Hưng Trọng, sinh năm 1983) vốn là cựu sinh viên ngành Kiến trúc – Xây dựng, ĐH Dân lập Văn Lang, TP.HCM thực hiện. Là một cái tên khá nổi trong giới thiết kế, anh từng đạt giải Nhất cho phương án Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011, tác giả của 2 công trình thiết kế lớn: Sứ bia & 6 Degress tại Hà Nội và cũng là tác giả của biểu tượng Nàng Tiên Cá hai đuôi đầu tiên của thương hiệu Starbucks tại Việt Nam. Cuối năm 2014 vừa rồi, chàng trai này lại tiếp tục khẳng định tài năng của mình qua dự án nghệ thuật bằng màu nước theo phong cách cổ tích mang đậm dấu ấn về Sài Gòn xưa trước 1975. Bộ tranh “Sài Gòn xưa” đang gây sốt trong giới trẻ. Trọng Lee – tác giả của bộ tranh “Sài Gòn xưa”. Tuy sinh ra ở Ninh Thuận và không phải là người Sài Gòn chính gốc, nhưng chính nhờ những năm tháng sinh viên rong ruổi khắp phố phường đã dần đem đến cho anh một tình yêu đặc biệt với “Hòn ngọc Viễn Đông” xưa. Chia sẻ về dự án của mình, Trọng Lee cho biết: “Ý tưởng để thực hiện nên bộ tranh này bắt nguồn từ chính tình cảm của anh dành cho Sài Gòn. Càng sống lâu với thành phố, mình càng cảm thấy gắn bó và yêu mến mảnh đất này hơn. Đây cũng chính là nơi mình khám phá ra bản thân và nuôi dưỡng ước mơ trở thành giúp ích cho đời”. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm đó là những công trình kiến trúc lịch sử tồn tại qua hàng thế kỷ mang tính biểu tượng của Sài Gòn, như: chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng, chợ Bình Tây, Thương xá Tax, UBND thành phố, Nhà hát Thành phố… được biến hóa sinh động qua nét vẽ màu nước Artline mang đậm màu sắc thần tiên. Không chỉ mô tả lại diện mạo của hơn 12 công trình kiến trúc tiêu biểu, Trọng còn thổi hồn một phần đời sống sinh hoạt của người dân Sài Gòn vào những công trình. Bên cạnh đó, tác phẩm còn gây ấn tượng với hình ảnh Chân dung phố thị và Tổng hợp phương tiện đi lại ở Sài Gòn qua các thời kỳ. Để thực hiện nên tác phẩm đồ sộ này, tác giả phải mất đến… 3 năm. “Ban đầu mình chỉ thực hiện một vài bức tranh nhỏ lẻ theo cảm hứng. Tuy nhiên, sau khi được mọi người đón nhận một cách tích cực, mình mới quyết định bắt tay vào việc phát triển thành một dự án nghệ thuật lớn hơn”, Trọng Lee cho biết. Tác giả mất từ 48 đến hơn 200 giờ cho mỗi bức tranh. Mặc dù phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức thế nhưng Trọng Lee vẫn không hề từ bỏ. Anh nói, đây không chỉ là những tác phẩm vẽ ra cho vui, mà để hoàn thành mỗi bức tranh, anh phải nghiên cứu rất tỉ mỉ về lịch sử xây dựng, kết cấu, kiến trúc rồi sau đó mới thể hiện qua nét vẽ của mình. “Vì đặc thù công việc của một kiến trúc sư phải thường xuyên công tác xa, nên phần lớn tác phẩm của mình tuy vẽ về Sài Gòn nhưng lại được thực hiện ở… Hà Nội”, Trọng Lee bật mí. Hiện tại, Trọng Lee vẫn đang trong quá trình chuẩn bị để mở một triển lãm cá nhân về “Sài Gòn xưa” trong tháng 2 tới. Sắp tới đây chàng trai trẻ này sẽ tiếp tục trình làng những dự án khác cũng về Sài Gòn. Bên cạnh kiến trúc, những chủ đề tiếp theo mà anh sẽ đề cập đến đó là: phương tiện giao thông, ẩm thực… Trọng hào hứng: “Không chỉ là những tác phẩm mang đậm tình cảm cá nhân, mình mong muốn đây sẽ là tư liệu mới mẻ để lưu trữ về những công trình Sài Gòn xưa cũ. Thông qua đó có thể đem nghệ thuật đến gần hơn với các bạn trẻ, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài khi muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Việt Nam”. Cùng xem những bức vẽ ấn tượng của Trọng Lee: Chợ Bình Tây cổ kính qua nét vẽ của Trọng Lee. Thương xá Tax, một công trình chỉ còn lại trong hoài niệm của nhiều người. Chân dung phố thị. Phương tiện đi lại qua các thời kỳ được vẽ trong dự án Sài Gòn xưa. Bến Nhà Rồng. Nhà thờ Đức bà. Bưu điện thành phố Thảo cầm viên. Theo soha.vn