Cô kể, những chuyến bay tối muộn ngày 30 tết thường chỉ có hơn chục người, đôi khi không có khách. Tiếp viên mang bánh chưng lên máy bay đón tết. Đây là 5 địa điểm thu hút giới trẻ nhất năm 2016 Lớp học ‘nói ra tiền’ dành cho giới trẻ Sài Gòn Ra tới sân bay, nhìn cảnh mọi người đón nhau, ai cũng hạnh phúc khi trở về quê hương để ăn tết khiến Thảo không khỏi chạnh lòng. “Nhưng mà buồn vậy thôi, chứ tính chất công việc nó vậy rồi. Nhìn người ta vui thì đó cũng là niềm hạnh phúc trong nghề của mình”, Thảo tâm sự. Công việc khác biệt cũng khiến những cái tết xa nhà của Thanh Thảo đặc biệt hơn mọi người. Tiếp viên hàng không và những phút trải lòng Tốt nghiệp ĐH Tài chính Marketing, Đinh Thị Thanh Thảo (26 tuổi) không ngờ cuộc đời cô lại rẽ sang trang khác khi nhận tin trúng tuyển vào làm tiếp viên hàng không của hãng Vietnam Airlines. Thanh Thảo cho biết, cô thực sự yêu thích công việc này vì bên cạnh mức lương tốt, Thảo còn có cơ hội đi nhiều nơi, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, từ khi bước chân vào TP.HCM làm viêc, cô không còn có thời gian hưởng những cái tết đầm ấm bên gia đình. Nhớ lại tết đầu tiên xa nhà, cô gái sinh năm 1990 kể, năm đó khi mọi người trong gia đình chuẩn bị đồ để cúng đêm giao thừa thì Thảo phải kéo vali đi làm. Ra tới sân bay, nhìn cảnh mọi người đón nhau, ai cũng hạnh phúc khi trở về quê hương để ăn tết khiến Thảo không khỏi chạnh lòng. “Nhưng mà buồn vậy thôi, chứ tính chất công việc nó vậy rồi. Nhìn người ta vui thì đó cũng là niềm hạnh phúc trong nghề của mình”, Thảo tâm sự. Với đặc thù công việc, hầu hết các ngày nghỉ tết, Thanh Thảo đều có lịch trình bay, lúc thì đến các tỉnh thành khác trong nước, lúc lại bay ra nước ngoài. Lâu dần, xa nhà trở thành một phần cuộc sống của Thảo, vẫn nhớ gia đình nhưng dịu đi hơn nhiều. Cũng như Thanh Thảo, cậu bạn Nguyễn Đại (25 tuổi), tiếp viên hàng không của hãng Vietjet Air cũng có nhiều trải nghiệm thú vị với nghề. Lựa chọn công việc này với lý do khá thực tế: “Lương tiếp viên hàng không cũng ổn. Mình còn trẻ, muốn được đi nhiều nơi, muốn lo cho gia đình và những người thân yêu… Mà muốn vậy thì phải có kinh tế ổn định”. Là con trai một trong gia đình nên từ nhỏ Đại đã được ba mẹ hết mực cưng chiều. Khi biết Đại chọn công việc tiếp viên hàng không, gia đình đã lên tiếng cấm cản: “Ba mẹ còn giận, nói nếu mình theo nghề thì quyết không nhìn mặt”. Nhưng rồi bằng sự quyết tâm và đam mê với nghề, Đại bây giờ đã có được sự ủng hộ từ những người thân. Đặc thù công việc khiến Đại và những đồng nghiệp của mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc hẹn hò, yêu đương. Đại tâm sự rằng có yêu một cô bạn cũng làm tiếp viên hàng không. “Mọi người nhìn vào thì nói tụi mình làm cùng ngành nghề chắc sẽ gặp nhau nhiều. Nhưng không phải, đứa nào cũng bận rộn với lịch bay riêng. Nhiều lúc nhớ cũng chỉ có thể tranh thủ giờ nghỉ gọi điện thoại để nghe giọng thôi cũng vui rồi”, Đại chia sẻ. Lần ăn tiệc tân niên ở Hàn Quốc của Thảo và mọi người trong phi hành đoàn. Có thời gian rảnh rỗi, Thảo sẽ ngay lập tức dành cho gia đình và bạn bè để bù đắp những lúc đi làm bận rộn. Vui buồn đón tết… trên trời Với bản thân mỗi người làm nghề tiếp viên hàng không, phi công…mỗi lần cất cánh, đọc tin nhắn của người ở nhà chúc chuyến bay an toàn và vui vẻ là cũng thấy tiếp thêm nghị lực. Mỗi lần đáp, người đi làm nhắn một câu “Anh (em) đáp rồi” hay “Con đã hạ cánh an toàn” thì người ở nhà cũng thấy giảm bớt lo âu, bớt những áp lực lúc chờ đợi, nhớ nhung. Ngày giáp tết năm nay, Thanh Thảo cùng với bạn bè hòa vào dòng người đi siêu thị mua sắm. Song, đồ cô mua không dành để đón tết mà để dự trữ ăn dần vì…sợ tết cửa hàng đóng cửa. Tuy nhiên, nhiều khi thức ăn mua về rồi để đó vì hầu như ngày nào Thanh Thảo cũng có lịch bay, thậm chí vào đêm 30 tết. Cô kể, những chuyến bay tối muộn ngày 30 tết thường chỉ có hơn chục người, đôi khi không có khách. Tiếp viên mang bánh chưng lên máy bay đón tết. “Lúc đấy tủi thân, mấy đứa khóc nhòe cả mascara. Nhưng nhờ những lần như vậy mà tình cảm mọi người trong phi hành đoàn lại gắn bó, thương nhau nhiều hơn”, Thanh Thảo cười nhớ lại. Cũng có những năm, Thanh Thảo đón tết ở xứ người: “Năm ngoái, mình ăn tết ở Trung Quốc. Trước đó, năm 2014 thì cùng đồng nghiệp đón năm mới ở Hàn Quốc”. Nguyễn Đại (bên phải) với 3 năm liền đón tết trên máy bay. Mặc dù đánh đổi nhiều thứ như thời gian, những lần hẹn hò… nhưng cậu bạn Nguyễn Đại đã có cho mình những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa với công việc mà mình yêu thích. Theo Thảo, không khí ngày đầu năm mới ở nước ngoài cũng giống Việt Nam. Đường sá vắng vẻ, nhà cửa, hàng quán đóng kín. Năm 2014, Thảo cùng đoàn bay đáp xuống Hàn Quốc vào mùng một âm lịch. Vì trong số tiếp viên có người Hàn, cả nhóm của Thảo đến nhà đồng nghiệp ăn tiệc tân niên và cùng chúc nhau những điều may mắn, sau đó còn được nhận quà tặng đầu năm. Năm mới sắp đến, thêm một cái tết nữa Thanh Thảo đón tết xa nhà. “Nhưng dù sao thì tết năm nay không phải xuất ngoại, được đón giao thừa trong nước nên mình cũng thấy ấm lòng hơn”, Thảo chia sẻ. Về phần Nguyễn Đại, cậu bạn chia sẻ về một kỷ niệm mà “cả đời không bao giờ quên”. Đại kể, bản thân mình rất thích được đi du lịch, đặc biệt là Hàn Quốc vì có rất nhiều món ăn ngon, nhiều đồ đẹp và rẻ, nhiều địa danh để tham quan… “Tết năm trước mình có chuyến bay đến Hàn Quốc. Đó cũng là lần đầu mình qua Hàn. Do mải mê ngắm nghía mọi thứ nên đã bị lạc ở Seoul và trễ chuyến xe bus về khách sạn. Mình vừa lo lắng vừa hồi hộp vì lần đầu tiên bị lạc ở nơi đất khách, nhưng cuối cùng mình cũng tim đường về khách sạn bằng tàu điện ngầm”, Đại vừa cười vừa nhớ lại. Với Đại, trở thành một tiếp viên hàng không đã giúp cậu đạt được kha khá những mục tiêu bản thân đề ra trong cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó, Đại cũng đánh đổi rất nhiều như: “Vì lịch bay khá dày nên thời gian mình dành cho gia đình và bạn bè hạn chế đến mức thấp nhất”. Trong dịp tết năm nay, Đại cùng các đồng nghiệp trong phi hành đoàn lại tiếp tục sứ mệnh trở thành những người “chở mùa xuân về cho mọi nhà”. Theo TNO