Điểm đến tháng 5: Đến An Giang dự lễ hội bà chúa xứ núi Sam


Là một Lễ hội đã được công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001, Lễ hội bà chúa xứ núi Sam từ lâu đã trở thành một trong những lễ hội được tổ chức quy mô và thu hút du khách nhất hàng năm và là điềm đến tiêu biểu trong tháng 5. 

TP.HCM tổ chức Lễ hội Áo dài tôn vinh Phụ nữ Việt

Teen Sài Gòn “háo hức” với 2 Lễ hội hoa lớn nhất trong tháng 4

Lễ  hội bà chúa xứ núi Sam được tổ chức từ 23/4-27/4 âm lịch - See more at: http://cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=27423&sitepageid=424#sthash.iOmq1s8g.dpuf

Lễ hội bà chúa xứ núi Sam được tổ chức từ 23/4-27/4 âm lịch

Nằm cách thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang chỉ khoảng 5 km, Quần thể di tích lịch sử văn hóa chùa cổ Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu…chính là nơi nơi diễn ra Lễ hội bà chúa xứ núi Sam hàng năm.

Theo truyền thống, lễ hội sẽ được tổ chức từ đêm 23/4 âm lịch đến hết ngày 27/4 âm lịch. Lễ hội gồm 5 lễ chính: Lễ tắm Bà; Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà; Lễ Túc Yết; Lễ Xây chầu và lễ Chánh tế. Trong đó lễ được quan tâm nhất và mang nhiều màu sắc thần bí nhất là Lễ tắm Bà. Lý do bởi lễ tăm Bằ được tổ chức vào đêm ngày 23 rạng sáng ngày 24, trong không gian đêm tối, dưới ánh nến tất cả dường như mang màu sắc bí ẩn hơn.

Mở đầu lễ, 2 ngọn nến to được đốt sáng lên trong chánh điện. Ông lễ chánh bái nghi cùng với 2 vị bô lão, ban quản lý miếu niệm hương, dâng rượu và trà. Bức màn vải có viền ren lộng lẫy kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng, 9 cô gái trẻ được phân công trước bắt đầu vén màn tắm cho tượng Bà.

Đầu tiên là cởi mũ, áo, khăn đai từ lớp ngoài vào trong để lộ toàn thân pho tượng. Những cô gái được phân công việc tắm Bà lần lượt nhúng từng chiếc khăn mới vào chậu nước thơm, vắt ráo rồi lau tượng nhiều lần. Sau đó, họ dùng nước hoa xịt khắp bức tượng rồi chọn bộ đồ mới đẹp nhất khoác lên bức tượng, thắt chặt đai, chít khăn, đội mão, gắn lại những ngọn đèn màu trang trí như cũ.

Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó bức màn ngăn được kéo lên để cho khách tự do chiêm bái, dâng hương, hoặc xin lộc Bà. Phần Lễ Tắm Bà kết thúc…Nước tắm cho Bà còn lại sẽ đem hoà trong 2 thùng nước lớn để phân phát cho du khách trẩy hội. Bộ y phục cũ của Bà cũng được cắt nhỏ, phân phát và được người trẩy hội giữ coi như lá bùa hộ mệnh giúp họ khỏe mạnh, trừ ma quỳ.

Tiếp theo là lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Lễ Túc Yết được tổ chức vào lúc 24 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, đọc văn tế. Sau đó bài văn tế được hoá cùng với một ít giấy vàng bạc.

Sau lễ Túc Yết là đến lễ Xây chầu do do một người sành nghi lễ và có uy tín trong ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà. Thông thường vào khoảng 4 giờ sáng ngày 26/4 lễ Chánh Tế được tiến hành (lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc Yết). Đến chiều ngày 27/4 bài vị Thoại Ngọc Hầu được đưa về lăng.

Chương trình hát bội cũng chấm dứt. Đây cũng là lễ cuối cùng kết thúc Lễ hội bà chúa xứ núi Sam hàng năm. Những năm trở lại đây, hình thức du lịch tâm linh đang ngày càng phát triển vì thế Lễ hội bà chúa xứ núi Sam cũng được biết đến rộng rãi hơn và trở thành điểm du lịch tâm lịch được ưa chuộng.

Bên cạnh lịch sử hình thành, nét đặc sắc văn hóa và sự thần bí của các phần lễ, Lễ hội bà chúa xứ núi Sam còn thu hút khách thăm quan bởi quần thể kiến trúc ấn tượng.  Đến với lễ hội hội du khách vừa có thể tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.

Theo cinet


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: