Nét đẹp của người ngoại quốc ở Sài Gòn


(2SaiGon) – Được sống và làm việc ở Sài Gòn, tôi mới nhận ra Sài Gòn đã cho tôi nhiều thứ, nhiều cung bậc cảm xúc trong cuộc sống và nhiều bài học quý. Một trong những bài học quý mà tôi muốn chia sẻ trong bài viết này là nét đẹp của người ngoại quốc ở Sài Gòn.

Lý do để một người nước ngoài chọn sống ở Sài Gòn

Xem Sài Gòn đẹp không tưởng qua ống kính người nước ngoài

Đi trên các con đường Sài Gòn, khi dừng trước tín hiệu đèn đỏ, tôi thường thấy du khác nước ngoài đi đúng trên vạch đường dành cho người đi bộ (khác với người Việt Nam). Đó là một trong những nét đẹp văn hóa giao thông mà họ luôn thực hiện đúng.

ẢNH 1: THẦY PHILIP LÀM VIỆC MỘT MÌNH Ở XA LỘ HÀ NỘI

THẦY PHILIP LÀM VIỆC MỘT MÌNH Ở XA LỘ HÀ NỘI

Mấy tháng trước đây, đi xa lộ Hà Nội, đoạn ngã ba xa lộ giao với con Võ Trường Toản, P. An Phú, Q.2, TP. HCM, hướng Thủ Đức – cầu Sài Gòn vào lúc cao điểm (từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30) thường hay kẹt xe. Trong sự đông đúc của người và xe cộ, tôi thường nhìn thấy hình ảnh đẹp của  thầy Philip Rogers – hiệu trưởng khối cấp 2-3 tại một trường quốc tế ở Q.2 tham gia điều khiển giao thông cùng với các trật tự viên.

Thầy là một hình ảnh đẹp gây ấn tượng đối với nhiều người khi tham gia trên đoạn đường này. Một thời gian sau có thêm người bạn đồng hành cùng thầy. Hơn tháng nay không thấy thầy xuất hiện ở đoạn đường này.

Vào một buổi sáng vừa qua, tôi đi vào đường Võ Trường Toản, P. An Phú, Q.2, TP. HCM thì thấy thầy đang điều tiết xe ở con đường này. Quả là một hình ảnh đẹp của con người ý thức vì cộng đồng.

ẢNH 2

 THẦY PHI LIP LÀM VIỆC Ở XA LỘ HÀ NỘI

 THẦY PHILIP VÀ BẠN LÀM VIỆC Ở XA LỘ HÀ NỘI

ẢNH 4: BẠN CỦA THẦY PHILIP LÀM VIỆC Ở XA LỘ HÀ NỘI

BẠN CỦA THẦY PHILIP  Ở XA LỘ HÀ NỘI

 THẦY PHILIP LÀM VIỆC Ở ĐƯỜNG VÕ TRƯỜNG TOẢN

THẦY PHILIP Ở ĐƯỜNG VÕ TRƯỜNG TOẢN

Một lần dẫn người cháu lên sân bay về quê. Lần đầu tiên cháu đi máy bay còn nhiều bỡ ngỡ nên tôi chỉ dẫn tận tình. Khi bước vào, cháu tôi chen lấn bước lên phía trên, tôi nắm tay lại và nói: “Trời, sao cháu kì vậy? Phải đi theo thứ tự chứ”. Cháu liền đáp: “Cháu tưởng như ở quê”. Khi đưa vé kiểm tra trước lúc làm thủ tục, hai cậu cháu phải quay lại vì mua hãng Vietjet mà cháu bảo Jestar.

Vừa quay đầu thì có một người phụ nữ người nước ngoài, trạc tuổi sáu mươi, tôi ra hiệu mời cô bước lên trên để tôi và cháu quay lại. Cô tưởng tôi nhường cho cô làm trước nên không chịu. Đến khi tôi cho cô biết là tôi nhầm hãng máy bay nên cô vui lòng bước lên và nói lời cảm ơn. Hành động của người phụ nữ ấy cũng là một bài học quý cho cháu tôi.

Rồi chúng tôi sang hãng Vietjet. Tôi dẫn cháu đi tới lối lên máy bay. Khi cháu bước vào trong, tôi quay ra thì thấy một người đàn ông nước ngoài bước tới. Tôi né người qua một bên và đưa tay mời anh ta đi. Không ta xua tay để tôi đi trước. Khi biết tôi không phải lên máy bay thì cả hai chúng tôi đều nở nụ cười. Và anh không quên nói lời cảm ơn.

Hôm đó tôi cảm thấy rất vui trước hành động của hai vị khách nước ngoài. Họ đã để lại ấn tượng đẹp trong tôi. Còn người Việt Nam, hầu như ở nơi công cộng nào chúng ta nhìn thấy văn hóa xếp hàng thì ít mà “văn hóa chen lấn, tranh giành” thì nhiều. Người Việt vẫn “chưa quen” văn minh xếp hàng theo thứ tự.

Đó là một điều đáng buồn. Muốn hình ảnh người Việt Nam đẹp hơn với chính mình, với du khách nước ngoài thì văn hóa xếp hàng bắt đầu từ người lớn. Là người lớn, chúng ta cần phải là tấm gương cho con trẻ, hãy gieo cho con trẻ những lời nói, cử chỉ, hành động đẹp thì xã hội ngày càng đẹp và văn minh.

Đây chỉ là ba trong rất nhiều nét của người du khách trên đất Sài Gòn. Vẻ đẹp của họ cũng là những bài học quý để chúng ta học tập về văn hóa giao thông, văn hóa xếp hàng, sống vì cộng đồng…

Yêu biết mấy Sài Gòn! Yêu biết mấy vẻ đẹp của những người ngoại quốc đang góp phần làm cho Sài Gòn càng đẹp, hiện đại, văn minh và nghĩa tình

Thai Hoang


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: