Mộng phù hoa, bộ phim truyền hình dựa theo cuộc đời có thật của cô Ba Trà, “đệ nhất mỹ nữ Sài Gòn” những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, sẽ được phát sóng trên VTV3 vào tháng 1.2018. Tứ đại mỹ nhân ‘tài sắc vẹn toàn’ nức tiếng Sài Gòn xưa “Cô Ba Sài Gòn” khiến khán giả thích thú với nhạc phim có “chất” Cảnh trong phim Mộng phù hoa Phim 36 tập, do tác giả Nguyễn Chương viết kịch bản, Bùi Nam Yên – Trần Quế Ngọc đạo diễn, Hãng phim Khang Việt sản xuất, lấy cảm hứng từ cuộc đời cô Ba Trà (Trần Ngọc Trà), một trong những phụ nữ nổi tiếng nhất Nam kỳ lục tỉnh và được xem là “đệ nhất mỹ nữ Sài Gòn xưa”. Tái hiện nhiều giai thoại về cô Ba Trà Tác giả kịch bản Nguyễn Chương chia sẻ: “Sau khi đọc Sài Gòn tạp pín lù của học giả Vương Hồng Sển cùng nhiều tư liệu khác về cô Ba Trà, tôi đặc biệt hứng thú với nhân vật này. Không như một số mỹ nhân khác, cô Ba Trà ý thức rất rõ sức mạnh của nhan sắc, nên chủ động tận dụng nhan sắc để kiếm tiền, chủ động xông vào sự cám dỗ”. Anh cho rằng, chính cá tính ấy của cô, cùng với nỗi xót xa về thân phận hồng nhan bạc mệnh (theo ghi chép trong cuốn Sài Gòn tạp pín lù của cụ Vương Hồng Sển, người từng hâm mộ nhan sắc cô Ba Trà, thì cô: “Chết trong tăm tối. Đạm Tiên có khác”), anh muốn đề cập giá trị chưa bao giờ cũ: đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Chương, trong tác phẩm truyền hình này, qua cuộc đời Ba Trang (Kim Tuyến đóng) được xây dựng từ nhân vật cô Ba Trà, đặc biệt là thói quen xài tiền như nước lẫn việc ỷ lại: cứ hết tiền của ông đốc này sẽ được công tử khác cung phụng, anh muốn góp “tiếng nói” phản bác việc tin vào số phận một cách mê tín của một bộ phận không nhỏ người VN. Trong phim, cuộc đời của Ba Trang lúc nhỏ gần như là cuộc đời của cô Ba Trà: cha chết tức tưởi vì nghi ngờ mẹ mình ngoại tình, rồi bà nội đột tử vì cái chết của cha mình, hai áo quan đưa ra nghĩa địa trong ngày mưa tầm tã mở đầu cho chuỗi dài bi kịch của cô… Cuộc sống xa hoa của Ba Trang khi trở thành một nhan sắc nức tiếng Sài Gòn khiến bao công tử phải điêu đứng cũng được “phác họa” từ chính những câu chuyện quanh cuộc đời cô Ba Trà. “Có không ít cảnh quay phát triển từ giai thoại về lòng si mê của Hắc – Bạch công tử với cô Ba Trà như: dùng tiền mệnh giá lớn đốt để tìm tờ tiền có mệnh giá nhỏ; hay mua kim cương nhưng không cho mỹ nhân lựa mà kêu: hốt hết, cái nào không ưng thì bỏ; hoặc đua xe cổ…”, đạo diễn Trần Quế Ngọc cho biết. Con tem có in hình người đẹp Nam bộ mà một số nhà sưu tập cho là hình của hoa hậu Sài Gòn xưaẢNH: TƯ LIỆU CỦA ÔNG K.H Đầu tư tốn kém cho “mỹ nhân” Đạo diễn Trần Quế Ngọc cho biết những giai thoại hấp dẫn quanh cuộc đời cô Ba Trà có thể phát triển thành nhiều phần, tài liệu cũng không thiếu, vấn đề là nhà sản xuất có dám đầu tư hay không. Bởi trong Mộng phù hoa, việc chuẩn bị bối cảnh, phục trang, đạo cụ để tạo không khí Sài Gòn cũng như Nam kỳ xưa, từ tái hiện đường phố, xe cộ, quán xá đến khí chất con người như các công tử Bạc Liêu hào sảng, những ông Tây phóng khoáng… rất tốn thời gian và kinh phí mà theo chị là gấp 2, 3 lần đối với phim về xã hội hiện tại. Đó là điều mà các nhà sản xuất rất… ngại. Đạo diễn – NSƯT Lê Cung Bắc (từng gây tiếng vang với những bộ phim lấy bối cảnh Nam kỳ, Đông Nam bộ thời Pháp thuộc như Người đẹp Tây Đô, Vó ngựa trời nam hay Mỹ nhân Sài thành sắp phát sóng…) nhìn nhận: “Phim về người đẹp một thời đâu chỉ nói về họ, mà còn thể hiện giai đoạn lịch sử gắn liền với cuộc sống của họ… Mà dựng bối cảnh xưa cho “mỹ nhân” tốn kém lắm, nếu làm cho ra trò thì chắc chắn khó thu hồi vốn. Đó là lý do các mỹ nhân xưa ít được lên phim dù câu chuyện cuộc đời họ rất thú vị”. Cô Ba Trà, tên thật là Trần Ngọc Trà, sinh năm 1906 tại Cần Đước, Long An; được xem là “đệ nhất mỹ nữ Sài Gòn” trước đây. Bà còn được gọi bằng Yvette Trà, ghép với tên Yvette là một nữ tài tử nổi tiếng trên màn bạc lúc đó Theo TNO