Nhân ngày Sách Việt Nam 21-4 (2014-2018): Văn hóa đọc người Sài Gòn còn gì?


Người Việt chỉ đọc không đến 01 cuốn sách/năm. Một con số khiến nhiều chuyên gia phải trăn trở. Ngày Sách Việt Nam 21-4 hàng năm ra đời như dịp nâng cao văn hóa đọc.

NGÀY ĐỌC SÁCH- Dự án Human Library Vietnam tại TP.HCM

Có một nơi đọc sách miễn phí ở Sài Gòn

Cứ đến hẹn, nhiều năm qua, Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh khép lại với những điều đáng ngẫm suy mà đau đớn lòng. Sách và người viết sách “hot’ vẫn là những “mác” nhà văn trẻ và rất trẻ. Bóng dáng những “cây đại thụ” nền văn học nhạt nhòa.

Những cuốn sách thị trường vô hồn bán chạy thì đâu đấy vẫn thấy ánh sáng của niềm tin yêu về người Sài Gòn rất đáng trân trọng trong từng trang sách. Ngày ngày, đêm đêm vẫn có những người say sưa mò mẫm trong kho sách kia giá trị chân chính.

Hay như cảnh vắng hoe ở Thư viện Khoa học Tổng hợp, một trong những không gian đọc lớn nhất, lâu đời nhất với đủ đầy những nguồn sách phong phú nhất ở TP.HCM cho nhu cầu đọc, nghiên cứu và tìm hiểu của người dân, nhất là giới trẻ, sinh viên hiện nay.

Nhưng đáng buồn là, thư viện hoành tráng là vậy nhưng mỗi ngày đón chưa đến 500 bạn đọc tới để đọc và mượn sách. Đây là con số quá nhỏ so với hàng chục ngàn sinh viên của các trường đại học trên địa bàn TPHCM, chưa kể lượng cán bộ, giáo viên, nghiên cứu sinh thì quả đây là điều rất đáng suy nghĩ. Nếu có đông hơn tí là chỉ đông hơn vào mùa thi.

Văn hoá đọc Người Sài Gòn ngày xưa là vậy: mọi lúc, mọi năm. Ảnh: Internet

Văn hoá đọc Người Sài Gòn ngày xưa là vậy: mọi lúc, mọi năm. Ảnh: Internet

Nếu nhớ lại chục năm về trước, cảnh tượng thường thấy trên xe, sân trường và nhiều nơi công cộng là các bạn trẻ, người lớn say sưa với các cuốn sách. Tuy nhiên, bây giờ hiếm thấy cảnh tượng người trẻ mải mê với những cuốn sách trên tay.

Thay vào đó, họ bận rộn với smartphone hoặc máy tính. Vì công việc thường xuyên trò chuyện, tiếp xúc với giới trẻ, đôi lần tôi và các bạn đã cùng thảo luận về chuyện đọc. Nhiều bạn cho rằng việc đọc những thông tin nóng hổi về thể thao, thời sự, chuyện hậu trường showbiz với những cái title giật gân, khơi gợi sự tò mò, kèm hình ảnh sinh động trên điện thoại hay máy tính sẽ thích thú hơn nhiều so với những cuốn sách dày cộp, chằng chịt chữ là chữ.

Cũng phải nói thêm, dường như trong dạy học bây giờ, văn hóa đọc không được “khuyến khích”. Điều đó thể hiện rõ ở việc thầy dạy theo kiểu “sao y bản chính” từ giáo trình, trò trả bài theo kiểu tương tự từ những điều thầy dạy. Trò không dám đưa những điều tự mình suy nghĩ, ý kiến, quan điểm cá nhân của mình vì sợ “sai đường”, sợ trái ngược quan điểm với thầy và SGK để rồi bị điểm kém. Còn ở cấp nhỏ hơn, học sinh chỉ cần thuộc lòng những điều trong SGK ấy là được.

Thế nhưng hiếm ai nhận ra rằng, đọc sách cũng là phương thức để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình mỗi ngày. Tiếc rằng, thói quen đó chỉ lưu giữ và phát triển được khoảng 10 năm về trước, khi điện thoại thông minh, sóng 3G và wifi cùng với những trang báo mạng chưa phát triển rầm rộ như bây giờ.

Đọc sách, cũng là một cách sống chậm, để suy ngẫm những điều hay lẽ phải, kiến thức bổ ích mà sách mang lại. Không thể phủ nhận rằng, internet và những thông tin nhanh nó mang lại quả thực là tiện dụng, tuy nhiên, cũng nói thêm rằng, đọc nhanh, lướt nhanh thì quên cũng nhanh. Nó chẳng thể đọng lại lâu, ghi dấu ấn sâu sắc bằng những trang sách.

Trước thực tế văn hóa đọc của người trẻ ngày càng ít đi, đã có không ít những tấm lòng nặng với sách bắt tay với nhau, tổ chức hoạt động để kết nối những tình yêu sách và lan tỏa thói quen đọc sách đến cộng đồng. Ngày như đất Sài Gòn, ai cũng bảo Sài Gòn hối hả, bôn chen và ngột ngạt. Nhưng ở đâu đấy, ta vẫn tìm thấy chút khoảnh khắc rất đỗi đáng yêu của người Sài Gòn. Không phải lòng tốt, sự hào sảng mà là nét đẹp trong văn hóa đọc đang dần “xếp” vào quên lãng.

Đường sách Nguyễn Văn Bình (Đường sách TP. Hồ Chí Minh) và nhiều không gian đọc ở các thư viện khác, quận (huyện khác) cũng đã ra đời là một ví dụ.

Một không gian dành cho sách được các bạn dựng lên ngay ở cái “rốn” Sài Gòn, cạnh Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm và không gian cà phê bệt Sài Gòn. Khách đến có chỗ mát ngồi đọc, hoặc có thể mượn sách đứng hay ngồi đọc, hoàn toàn không tốn phí. Một không gian mở hoàn toàn, để những người nặng lòng với sách có thể trò chuyện, chọn cho mình cuốn sách hay và nhàn nhã đọc trong sáng chủ nhật.

Những nỗ lực gìn giữ văn hoá đọc người Sài Gòn. Ảnh: Internet

Những nỗ lực gìn giữ văn hoá đọc người Sài Gòn. Ảnh: Internet

 

Và vẫn còn đó những hội sách, cuộc triển lãm sách, ngày hội sách, văn hoá đọc,… để giúp xây dựng và hình thành một nền tảng văn hoá đọc trong con người Sài Gòn, nhất là giới trẻ, học sinh, sinh viên – nhưng người chủ thực sự của đất nước.

Hay nói đúng hơn đó cũng là một cách để khuyến khích mọi người, đặc biệt là giới trẻ đón nhận sách như một loại “thức uống” dành cho tâm hồn một cách thường xuyên, chủ động chứ phải đọc thụ động, đọc theo kiểu miễn cưỡng như hiện nay.

Có thể nói, văn hóa đọc người Sài Gòn nói chung và người trẻ nói riêng thực sự là một câu chuyện dài. Không ít người vẫn thường ngao ngán, thậm chí than trách rằng văn hóa đọc trong giới trẻ ngày này đang ngày càng xuống cấp trầm trọng. Họ chỉ biết đổ lỗi cho người trẻ nhưng không tự nhìn nhận về mình – xuống hay lên đều do người lớn. Và cũng hơn nữa, đừng bao giờ cho rằng văn hóa đọc xuống cấp hay lên ngôi bao giờ, có chăng chỉ là sự thoái trào?

Thiết nghĩ, những nơi mà người trẻ có thể đọc sách như thư viện cũng nên thay đổi hướng phục vụ. Bởi lẽ, phần lớn thư viện hiện nay chỉ phục vụ giờ hành chính, vào những ngày đi làm trong tuần. Đó là những ngày học sinh, sinh viên bận đi học, người lớn bận đi làm. Văn hóa đọc Sài Gòn sẽ đi về đâu giữa dòng đời xuôi ngược, không chỉ người trẻ mà cả người lớn, những người đang ươm mầm ở Sài Gòn mới hiểu…

 

Theo phapluatxahoi


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: