Tòa dinh thự 4 mặt tiền của đại gia Sài Gòn xưa


Căn nhà xây năm 1933 giữa trung tâm thành phố gắn với giai thoại của gia đình vị đại gia giàu nhất nhì Sài Gòn trước đây.

Ảnh quý giá về dinh Thượng thư Nội vụ ở Sài Gòn xưa

Cận cảnh nhà thờ, nhà dòng Thủ Thiêm gần 180 tuổi

Dinh thự nằm ở vị trí đắc địa này từng là tài sản của đại gia Nguyễn Văn Hảo (1890-1971), ông trùm buôn bán phụ tùng xe hơi và là chủ của rạp hát lớn nhất Sài Gòn xưa.

Công trình được bao bọc bởi 4 con đường: Trần Hưng Đạo, Ký Con, Lê Thị Hồng Gấm và Yersin (quận 1)

Anh1-1515115251_1200x0

Ông Hảo sinh ra tại huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh), trong gia đình có 3 anh em và nhiều đời làm nông.

Ông Hảo sinh ra tại huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh), trong gia đình có 3 anh em và nhiều đời làm nông.

Sau khi người anh đầu lên Sài Gòn lập nghiệp, ông cũng xin cha mẹ đi theo anh.

Nhờ anh trai và những người xung quanh, ông Hảo học nghề sửa chữa phụ tùng xe hơi nhanh chóng. Từ thợ chính, ông dành dụm vốn và đứng ra mở tiệm riêng.

Chàng thanh niên miền Tây đón vợ con lên thành phố rồi thuê mặt bằng trên đường Trần Hưng Đạo ngày nay để mở tiệm.

Chàng thanh niên miền Tây đón vợ con lên thành phố rồi thuê mặt bằng trên đường Trần Hưng Đạo ngày nay để mở tiệm.

Tiếng lành đồn xa, công việc ngày một tiến triển, chẳng bao lâu vợ chồng ông Hảo mua được miếng đất rộng hơn 800 mét vuông có mặt giáp 4 con đường như ngày nay.

Năm 1933, ông cho khởi công xây dựng nhà và hoàn thành sau đó 4 năm.

Năm 1933, ông cho khởi công xây dựng nhà và hoàn thành sau đó 4 năm.

Dinh thự hoàn thành có 3 tầng theo phong cách kiến trúc Pháp với nhiều vật liệu được mang về từ châu Âu.

 Tên ông Hảo được cách điệu và xuất hiện nhiều chỗ trên 4 mặt tiền của ngôi nhà.

Mặt tiền của căn nhà nhỏ như mũi một con tàu thẳng tiến, càng vào sâu thì càng mở rộng.

Mặt tiền của căn nhà nhỏ như mũi một con tàu thẳng tiến, càng vào sâu thì càng mở rộng.

Phía dưới tòa nhà được chia làm nhiều căn để mở cửa hiệu, phía trước mở cây xăng, trên lầu gồm nhiều phòng ở, mỗi phòng đều có cửa sổ rộng để đón ánh sáng.

Đại gia Nguyễn Văn Hảo có 2 vợ nhưng chỉ có một người con tên Nguyễn Tâm Thạnh.

Đại gia Nguyễn Văn Hảo có 2 vợ nhưng chỉ có một người con tên Nguyễn Tâm Thạnh.

Năm 1966, vợ ông qua đời, ông bỏ kinh doanh, giao lại hết tài sản cho con trai, cửa hàng xe hơi và cây xăng cho người cháu ruột rồi về quê sinh sống đến khi qua đời.

Ngoài kinh doanh, sửa chữa xe hơi, đại gia Hảo còn cho thuê nhà, mua đất xây nhà hát – đây cũng là nhà hát đầu tiên và lớn nhất Sài Gòn giai đoạn 1954 – 1960, nay là Nhà hát kịch TP HCM.

Ngày nay, phần dưới biệt thự được nhà nước quản lý, cho thuê; các tầng trên vẫn còn con cháu của ông Hảo sinh sống.

Ngày nay, phần dưới biệt thự được nhà nước quản lý, cho thuê; các tầng trên vẫn còn con cháu của ông Hảo sinh sống.

Phía dưới nhà là các tiệm sửa xe, hớt tóc, quán cà phê, quán ăn. Sau khi khám phá khu nhà, du khách có thể lê la những hàng quán xung quanh.

Theo saigontrongtoi


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: