Cuộc sống trong chung cư cũ nát ở TP.HCM


Nhiều hạng mục như cầu thang, nền và nóc nhà chung cư Ngô Gia Tự và Ấn Quang (quận 10, TP HCM) bị xuống cấp trầm trọng, người dân phải sống trong cảnh xập xệ và ô nhiễm.

Cuộc sống trong chung cư cũ ở phố Tây Sài Gòn

Cải tạo chung cư cũ: Nhà đầu tư chỉ thích “nạc”

Được xây dựng từ năm 1968, chung cư Ngô Gia Tự (quận 10, TP HCM) gồm 16 lô, mỗi lô có một trệt và ba lầu. Nhiều hạng mục của chung cư đã và đang xuống cấp trầm trọng nhưng việc di dời, hỗ trợ bồi thường và tái định cư vẫn kéo dài đến nay do nhiều hộ dân chưa thống nhất.

Được xây dựng từ năm 1968, chung cư Ngô Gia Tự (quận 10, TP HCM) gồm 16 lô, mỗi lô có một trệt và ba lầu. Nhiều hạng mục của chung cư đã và đang xuống cấp trầm trọng nhưng việc di dời, hỗ trợ bồi thường và tái định cư vẫn kéo dài đến nay do nhiều hộ dân chưa thống nhất.

Nhiều hộ dân cơi nới bằng đủ loại vật liệu như nhựa, mái tôn và sắt thép khiến chung cư trở nên nhếch nhác.

Nhiều hộ dân cơi nới bằng đủ loại vật liệu như nhựa, mái tôn và sắt thép khiến chung cư trở nên nhếch nhác.

Một góc cầu thang tại lô I được gia đình ông Trần Văn Huê cơi nới làm nơi sinh hoạt. Ông Huê cho biết, sau khi đi xây dựng kinh tế mới ở tỉnh, gia đình ông bị mất nhà cửa tại TP HCM. Khi trở về, gia đình ông được UBND phường 2 (quận 10) cho tạm trú tại lối cầu thang này. "Gia đình tôi sống ở đây từ năm 1984, chỗ ở càng chật chội vì bây giờ nhà có tới 10 người. Nhưng điều tôi lo nhất là con cái không có giấy tờ để tiếp tục học. Tôi đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị nhưng chưa được giải quyết", ông Huê nói.

Một góc cầu thang tại lô I được gia đình ông Trần Văn Huê cơi nới làm nơi sinh hoạt. Ông Huê cho biết, sau khi đi xây dựng kinh tế mới ở tỉnh, gia đình ông bị mất nhà cửa tại TP HCM. Khi trở về, gia đình ông được UBND phường 2 (quận 10) cho tạm trú tại lối cầu thang này. “Gia đình tôi sống ở đây từ năm 1984, chỗ ở càng chật chội vì bây giờ nhà có tới 10 người. Nhưng điều tôi lo nhất là con cái không có giấy tờ để tiếp tục học. Tôi đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị nhưng chưa được giải quyết”, ông Huê nói.

Cầu thang tại lô O bị bong tróc một mảng lớn. "Mỗi lần đi lầu, tôi phải bước thật nhanh vì sợ bêtông rơi xuống đầu", bà Trần Thị Hà (60 tuổi) nói

Cầu thang tại lô O bị bong tróc một mảng lớn. “Mỗi lần đi lầu, tôi phải bước thật nhanh vì sợ bêtông rơi xuống đầu”, bà Trần Thị Hà (60 tuổi) nói

Một gia đình tận dụng cầu thang làm nơi ăn ngủ và nấu nướng trên lầu 3, lô C. Chủ hộ cho biết rất muốn chuyển đi chỗ ở mới nhưng chưa thống nhất được giá cả đền bù nên đành chấp nhận cảnh cuộc sống tạm bợ

Một gia đình tận dụng cầu thang làm nơi ăn ngủ và nấu nướng trên lầu 3, lô C. Chủ hộ cho biết rất muốn chuyển đi chỗ ở mới nhưng chưa thống nhất được giá cả đền bù nên đành chấp nhận cảnh cuộc sống tạm bợ

Còn cụ ông này nằm ngủ ngoài hàng lang chung cư. "Mỗi hộ dân ở đây chỉ có chừng 38-40 m2 nên cảnh sống chật chội lắm. Ngày nắng nóng, ai cũng mang ghế ra ngoài hành lang nằm cho mát", ông Nguyễn Thân nói.

Còn cụ ông này nằm ngủ ngoài hàng lang chung cư. “Mỗi hộ dân ở đây chỉ có chừng 38-40 m2 nên cảnh sống chật chội lắm. Ngày nắng nóng, ai cũng mang ghế ra ngoài hành lang nằm cho mát”, ông Nguyễn Thân nói.

Khoảng không giữa hai lô của chung cư trở nên chật chội và lộn xộn do các hộ dân hai bên cơi nới nhà.

Khoảng không giữa hai lô của chung cư trở nên chật chội và lộn xộn do các hộ dân hai bên cơi nới nhà.

Để tránh nước thải sinh hoạt đổ vào người, một người dân rảo bước thật nhanh qua khoảng không giữa hai lô.

Để tránh nước thải sinh hoạt đổ vào người, một người dân rảo bước thật nhanh qua khoảng không giữa hai lô.

"Sống trong cảnh xập xệ, ô nhiễm khổ thật nhưng chúng tôi ở đây đều là dân lao động nên quen rồi. Nếu qua nơi ở mới phải có chỗ để làm ăn, buôn bán thì chúng tôi mới chuyển đi", bà Hương nói.

“Sống trong cảnh xập xệ, ô nhiễm khổ thật nhưng chúng tôi ở đây đều là dân lao động nên quen rồi. Nếu qua nơi ở mới phải có chỗ để làm ăn, buôn bán thì chúng tôi mới chuyển đi”, bà Hương nói.

Chung cư Ấn Quang (quận 10) mới đây cũng được Sở Xây dựng TP HCM xếp hạng phân loại C, cần được nâng cấp, cải tạo và xây mới. Chung cư này hiện có tuổi thọ gần 50 năm, nhiều hạng mục như lối cầu thang, nền xuất hiện vết nứt, thấm và bong tróc.

Chung cư Ấn Quang (quận 10) mới đây cũng được Sở Xây dựng TP HCM xếp hạng phân loại C, cần được nâng cấp, cải tạo và xây mới. Chung cư này hiện có tuổi thọ gần 50 năm, nhiều hạng mục như lối cầu thang, nền xuất hiện vết nứt, thấm và bong tróc.

Bán đồ ăn sáng trên tầng 3 hơn 20 năm nay, bà Trần Thị Như cho biết ủng hộ việc di dời sang chỗ ở mới để an toàn hơn nhưng lo lắng sẽ không biết làm nghề gì. "Với những người có điều kiện thì dễ dàng rồi, còn chúng tôi quanh năm gắn bó với nồi bún, tô cháo thật khó làm ăn khi ở nơi mới", bà nói.

Bán đồ ăn sáng trên tầng 3 hơn 20 năm nay, bà Trần Thị Như cho biết ủng hộ việc di dời sang chỗ ở mới để an toàn hơn nhưng lo lắng sẽ không biết làm nghề gì. “Với những người có điều kiện thì dễ dàng rồi, còn chúng tôi quanh năm gắn bó với nồi bún, tô cháo thật khó làm ăn khi ở nơi mới”, bà nói.

Mảng tường lớn trên cầu thang chung cư bị bong tróc, lòi khung sắt, đe dọa việc đi lại của người dân.

Mảng tường lớn trên cầu thang chung cư bị bong tróc, lòi khung sắt, đe dọa việc đi lại của người dân.

Mới đây, UBND TP HCM đã chỉ đạo Sở Xây dựng khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch tổ chức thực hiện cải tạo, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ bị hư hỏng nặng, nguy hiểm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020. Chính quyền thành phố cũng yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn UBND các quận huyện phân nhóm, lồng ghép các chung cư có lợi thế và không có lợi thế vào chung các gói đầu tư thực hiện cải tạo, xây dựng mới, thay thế chung cư cũ bị hư hỏng nặng, xuống cấp nhằm mời gọi đầu tư.

Mới đây, UBND TP HCM đã chỉ đạo Sở Xây dựng khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch tổ chức thực hiện cải tạo, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ bị hư hỏng nặng, nguy hiểm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020. Chính quyền thành phố cũng yêu cầu Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn UBND các quận huyện phân nhóm, lồng ghép các chung cư có lợi thế và không có lợi thế vào chung các gói đầu tư thực hiện cải tạo, xây dựng mới, thay thế chung cư cũ bị hư hỏng nặng, xuống cấp nhằm mời gọi đầu tư.

Theo vnexpress.net


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: