Kim Cương, Thành Lộc, Hữu Châu, Quế Trân kể chuyện Tết Sài Gòn


Sáng 8-1, chương trình giao lưu Tứ đại gia sân khấu với các nghệ sĩ Kim Cương, Thành Lộc, Hữu Châu và Quế Trân đã khiến Đường sách Nguyễn Văn Bình (TP.HCM) đông đúc và hứng khởi hơn mọi khi.

Kịch Tết 2017: Nghệ sĩ Thành Lộc “hoảng sợ” vì… ế vợ

Nghệ sĩ Việt: “Tết hạnh phúc là Tết sẻ chia…”

Chuyện đón tết của những nghệ sĩ cải lương Sài Gòn một thời vang bóng

Tứ đại gia Sân khấu đã có buổi giao lưu thân mật sáng 8-1 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tứ đại gia Sân khấu đã có buổi giao lưu thân mật sáng 8-1 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Đây là chương trình giao lưu nằm trong chuỗi hoạt động tìm về ký ức Sài Gòn xưa do công ty văn hóa Phương Nam tổ chức. Rất nhiều khán giả trong đó có nhiều người nổi tiếng đã chờ đợi nghệ sĩ Kim Cương, Thành Lộc, Hữu Châu, Quế Trân từ sớm.

Đáp lại, các nghệ sĩ cũng mang đến cho các khán giả đường sách Nguyễn Văn Bình những câu chuyện nghệ thuật duyên dáng, hào hứng và đầy hứng khởi.

Chia sẻ kỷ niệm Sài Gòn xưa, nghệ sĩ Kim Cương hồi tưởng nhà thờ cha Tam ở Chợ Lớn, nơi bà được dạy dỗ bởi khuôn phép của các sơ trong hơn 10 năm. Hồi ức của nghệ sĩ Kim Cương còn là rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân), nơi bà và đại gia đình đoàn kịch Kim Cương từng trải qua bao mùa diễn tết trong quá khứ.

Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương chia sẻ những câu chuyện thú vị về nghề - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương chia sẻ những câu chuyện thú vị về nghề – Ảnh: DUYÊN PHAN

“Đã rất lâu mùa tết tôi không đi thăm ai, mà cũng không ai đi thăm tôi, vì những ngày tết chúng tôi chỉ biết… diễn trên sân khấu!” nghệ sĩ Kim Cương tâm sự. Bà nói tết của người nghệ sĩ vui mà cực, một ngày diễn ba suất, cơm nước phục vụ luôn tận rạp chứ không có thời gian ra ngoài.

Mỗi ngày, nghệ sĩ diễn ba suất sáng, chiều, tối. Diễn xong để luôn mặt diễn xuất sau chứ không có thời gian tẩy trang. “Bù lại, ngày tết nghệ sĩ cũng có cái vui là một ngày lãnh tiền ba cữ!”, chia sẻ này của nghệ sĩ Kim Cương khiến khán giả ồ lên cười vui vẻ.

Tết Sài Gòn của nghệ sĩ Quế Trân là những kỷ niệm với đình Cầu Quan (nay là đình Thái Hưng), nơi Quế Trân và cha là nghệ sĩ Thanh Tòng cùng đại gia đình gánh hát Minh Tơ trải qua nhiều kỷ niệm nơi đây.

NSƯT trẻ Quế Trân nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả - Ảnh: DUYÊN PHAN

NSƯT trẻ Quế Trân nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả – Ảnh: DUYÊN PHAN

Nghệ sĩ Hữu Châu thì nhớ tết cũ Sài Gòn có những chiếc xe chở đầu lân, mặt nạ ông địa gõ trống cắc tùng mà ngày còn bé anh thường chạy theo. Những chiếc xe đó nay đã là một ký ức không còn nữa.

Còn với nghệ sĩ Thành Lộc, tết Sài Gòn là những ngày còn nhỏ, ba anh – nghệ sĩ Thành Tôn chạy vespa chở 3 – 4 đứa trẻ ra bến Bạch Đằng xem tivi công cộng. Thành Lộc nhớ lại những ngày đó ấn tượng của anh là Sài Gòn có những tivi công cộng lớn, phục vụ cho những người dân nghèo nhà không có tivi.

Bây giờ vừa là nghệ sĩ, vừa quản lý chuyên môn cho sân khấu kịch IDECAF, Thành Lộc cho biết những ngày giáp tết các nghệ sĩ đều hối hả tập kịch. Thường thì đến ngày 23 âm phải hoàn thành các vở kịch tết, chậm nhất là ngày 25 âm. Sau đó các nghệ sĩ còn giành thời gian cho gia đình, làm bổn phận dâu rể những ngày giáp tết.

Thời tiết Sài Gòn sáng cuối tuần khá nóng nhưng rất đồng người hâm mộ đã nán lại rất lâu để nghe tâm sự của Tứ đại gia Sân khấu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thời tiết Sài Gòn sáng cuối tuần khá nóng nhưng rất đồng người hâm mộ đã nán lại rất lâu để nghe tâm sự của Tứ đại gia Sân khấu – Ảnh: DUYÊN PHAN

 Theo TTO

Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: