Những cơn mưa lớn đổ xuống bất ngờ đang bắt đầu cho mùa mưa năm nay. Tắc đường, tắc cống, rác sình…, nước ngập sâu có nơi hơn nửa mét tại những thành phố lớn khiến nhiều người không khỏi e ngại. Đặt chân xuống là ngứa. Thế nhưng trong thế giới cống ngầm, có những con người đang mưu sinh trong đó. Công nhân thoát nước – “Anh hùng thầm lặng” dưới lòng thành phố SÀI GÒN VÀ RÁC Có khi, họ phải tiễn đi một người bạn vì tử nạn trong lòng cống. Trong hình là công nhân Võ Văn Be, CN Xí nghiệp Thoát nước Nam Tham Lương – Công ty Thoát nước Đô thị TPHCM. Ông qua đời khi đang làm việc trong hố ga, năm 2010. (Tin, ảnh: nld.com.vn) Trong những ống cống đen ngòm, đặc sánh mùi hôi thối, những xác động vật, thức ăn thừa, mảnh chai, mảnh kiếng, bọc ni lông… được vơ trực tiếp bằng tay. (Ảnh qua vusta.vn) Càng bẩn thì càng phải dọn, vì nếu không, trời mưa cống sẽ tắc, nước không thoát được, đường càng ngập hơn. Trung bình mỗi ngày, mỗi công nhân ở Công ty Thoát nước đô thị TPHCM nạo vét từ 340 – 365m³ bùn rác.(Tin, Ảnh: sggp.org.vn) Ngày mưa, nước sẽ ngập tới miệng cống. Bước xuống thang, hít sâu một hơi là ngụp xuống, nhanh tay dùng que tre dài xoi rác về gần hố ga để khi ngoi lên thì múc. (Ảnh: thongcongnghet.com.vn) Rác bùn múc lên được chuyển vào thanh móc để đồng nghiệp bên trên kéo lên. Người công nhân sẽ ngâm cả người trong cống nước như thế cho tới khi lòng cống được nạo vét xong. (Ảnh: nld.com.vn) Nhưng ngày nắng còn cực hơn. Mùi hôi thối kinh khủng của dầu nhớt, nội tạng và mỡ động vật… ủ trong thời gian dài càng trở nên đặc sánh hơn. Trên mặt đường đã khó thở, xuống cống vừa bí vừa ngạt càng không thể thở nổi. (Ảnh qua Google+/Đặng Đức Sơn) “Sao anh không đeo khẩu trang?” – “Không được. Vì nước bùn văng lên, ướt khẩu trang, lúc đó chỉ tổ “nếm” bùn thối thôi”, người đàn ông tên Lê Đình Sơn trả lời vọng lên trong khi vẫn đang lúi húi trong miệng cống giữa 12h trưa tháng 6, tại ngã tư đường Hai Bà Trưng – Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TPHCM. (Tin, ảnh: nongnghiep.vn) Chui ngập đầu vào ống cống để vét bùn. Nước thải ở trên vẫn tiếp tục chảy vào cống. (Ảnh: khampha.vn) Những ống cống phi 2.000 thì có thể đi bộ trong đó để cào bùn, còn ống nhỏ hơn thì phải chui, lặn ngụp dưới nước thải mới cào được – anh Nguyễn Văn Giàu nói với PV Infonet khi đang múc bùn, rác ở đường Nguyễn Văn Quá (Q.12). Với những ống cống sâu, anh em thường phải cột dây ngang bụng, lỡ mưa đột ngột, nước tràn xuống cống nhanh, anh em ở trên đường sẽ giật mạnh sợi dây để biết mà chui lên… (Tin, ảnh: cadn.com.vn) Nước mương đen ngòm vì xả thải sinh hoạt, xả thải từ công ty nhuộm, dệt, hóa chất… (Ảnh: vnexpress.net) Những miệng cống sâu hun hút, rọi đèn pin để vào. Thông cống các khu công nghiệp, gần cơ sở sản xuất, lắp ráp bình ắc-quy hay gần nơi có tiệm sửa xe môtô cũng là nỗi sợ của anh em công nhân. Bởi nơi này thường thải các loại axít xuống thẳng đường cống. Nhiều đường cống công nhân vừa xuống là bị bỏng hóa chất… (Ảnh qua thongcongnghet.com.vn) Bỏng là nỗi sợ, vì khi đó đã chịu đau, mất tiền điều trị lại không thể đi làm. (Ảnh: laodong.com.vn) Còn chuyện đứt tay, đứt chân thường xuyên như cơm bữa vì mảnh chai, kim tiêm. Có công nhân nói vui, xuống cống thì chỉ có mặc áo giáp chứ áo cao su không thể chống đỡ được những dị vật như phoi sắt, kim tiêm… Găng tay cao su cũng chỉ dùng chưa đầy tháng đã rách vì phải moi móc nhiều vật sắc, nhọn. (Ảnh: laodong.com.vn) Còn với anh Bắc, công nhân Công ty Môi trường đô thị TP.HCM, điều anh không thể quên được là khi anh tìm thấy thi thể của cháu bé 3 tuổi bị chết đuối dưới lòng cống. “Trong một lần đi vớt rác sau trận mưa lớn, có nhiều người dân quanh khu vực nhờ tôi đi vào các lòng cống tìm cháu bé. Dò tìm từng mét một, tôi mới phát hiện xác cháu mắc trong một khe nứt của lòng cống. Gần một tiếng hồ đồng dò đường đi, tôi mới có thể đưa cháu lên”, anh Bắc kể trên báo Người Đưa Tin. (Ảnh: nguoiduatin.vn) Mặc dù phải tiếp xúc với bùn đen khoảng 6 tiếng mỗi ngày, nhưng phụ nữ lại chiếm số đông hơn so với nam giới. Có nhiều vợ chồng cùng làm trong tổ nạo vét bùn. (Tin, ảnh: vnexpress.net) Nhưng tất cả đều đồng ý rằng, muốn làm nghề này thì ngoài sức khỏe còn đòi hỏi tính nhẫn nại, trước là vượt qua nỗi khổ về mùi, sau là bỏ qua sự mặc cảm về nghề. (Ảnh: vnexpress.net) Có người đi qua bịt mũi, có người nhổ nước bọt, nhất là với những cống ở trước quán hàng, người ta la hét không cho làm vì ảnh hưởng tới quán, trong khi anh em công nhân lúng túng vì công việc đã được giao, không làm không được. Trong hình, các nhà hàng rửa chén, vứt rác bừa bãi xuống miệng cống trên đường Nguyễn Chí Thanh (TPHCM). (Ảnh: sggp.org.vn) Cống nghẹt thì đường ngập, cuộc sống của mọi người sẽ ảnh hưởng nhưng dường như chẳng nhiều người quan tâm đến điều đó. Trong hình, giao thông hỗn loạn sau cơn mưa ở Q.Phú Nhuận, TPHCM, tháng 11/2013. (Ảnh: laodong.com.vn) “Nhiều trường hợp người dân xả phân và rác trực tiếp ra cống thoát nước, gặp đoạn cống đó anh em công nhân phải dọn rất vất vả, nhưng khi góp ý thì còn bị gia đình đó phản ứng. Còn chuyện nắp cống bị đập phá, mất lưới chắn rác thì xảy ra thường xuyên nhưng để buộc người xâm hại đường cống bồi thường rất khó, trong cả ngàn trường hợp thì chỉ xử lý được 2-3 vụ”, anh Thiện kể trên Báo Công an TP Đà Nẵng. Trong hình là dòng chữ trên nắp cống ở đường Thành Thái (quận 10, TP HCM). Hàng trăm nắp cống ở đây đã được sơn chữ để nhắc người dân nâng cao ý thức. (Ảnh: vnexpress.net) Nước dềnh lên do đường cống ngầm của khu bị bịt. (Tin, ảnh: khampha.vn) Nhà vệ sinh chung của khu ngập sâu đến 50cm. (Tin, ảnh: khampha.vn) Thử tưởng tượng, việc ngâm mình dưới những dòng bùn sình nặng rác thải, xú uế này sẽ ra sao. Nếu không có những công nhân môi trường giúp khơi thông, tình trạng ngập sẽ như trên. Vậy nhưng nhiều người vẫn xua đuổi họ, còn tay vẫn liệng rác xuống làm nghẽn cống, nghẽn mương. (Ảnh: khampha.vn) Chú H. (59 tuổi) – một công nhân của Công ty Thoát nước đô thị TPHCM đã gắn bó với nghề này hơn 30 năm cho biết mỗi năm được phát 2 bộ quần áo đồng phục. Nhưng những ai xuống cống đều chỉ mặc quần đùi vì sợ nước cống làm hỏng đồng phục (theo quy định của công ty, công nhân phải mặc đồng phục khi đi làm). (Tin, ảnh: khampha.vn) Những công nhân làm thuê trong đội thuộc diện làm công ăn lương theo ngày còn không có bất kỳ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động nào, may nhờ rủi chịu. (Ảnh: khampha.vn) Bữa ăn và giấc ngủ trưa đầy đủ cả đội, dù ngay ngoài đường. (Ảnh: khampha.vn) Nhưng có khi, họ phải tiễn đi một người bạn vì tử nạn trong lòng cống. Trong hình là công nhân Võ Văn Be, CN Xí nghiệp Thoát nước Nam Tham Lương – Công ty Thoát nước Đô thị TPHCM. Ông qua đời khi đang làm việc trong hố ga, năm 2010. (Tin, ảnh: nld.com.vn) GS.TS Phan Bùi Khôi, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa giới thiệu mẫu robot đầu tiên có thể thay thế con người dọn rác, làm thông cống ngầm, theo thông tin từ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Tin: vusta.vn, ảnh: Internet) Nhưng có lẽ đến khi robot được sử dụng, những con người lặng lẽ này sẽ lại bồn chồn lo lắng chuyện bị thất nghiệp thay vì cảm thấy mừng vì từ nay sẽ còn ít người gặp nguy hiểm do khí độc, đuối nước, bỏng axit, nhiễm kim loại. (Ảnh: sggp.org.vn) Vì dù sao với họ, trách nhiệm trụ cột trong gia đình, giúp người thân sống trong khỏe mạnh quan trọng hơn việc bản thân bị bẩn hay coi thường, dù phải vùi mình trong rác thải để mưu sinh. (Ảnh: sggp.org.vn) Theo dkn