(2SaiGon) – Hỏi chị về chuyến đi tình nguyện 7 tuần tại Indonesia mùa xuân 2015, tôi thấy mắt chị ánh lên một nỗi niềm lấp lánh của người đã đi qua ngưỡng cửa của niềm hạnh phúc và sự dằn xé tại cùng một thời điểm. Lý Nhã Kỳ may mắn khi được tự tay đặt hoa tưởng niệm Công nương Grace Kelly Trường trung học đào tạo nhiều người nổi danh ở Sài Gòn “Thật ra hồi đầu, chị đi để tạm thời tìm lối thoát cho những khủng hoảng của bản thân, nhưng chị không ngờ rằng chuyến đi ấy đã khơi dậy sức mạnh mà mình chưa bao giờ tin mình có.” Tôi cũng bất ngờ, vì người chị thu mình mà tôi biết lúc trước giờ đang hạnh phúc cống hiến cho Asia Pacific Young Exchange Program (APYE) của Liên Hiệp Quốc tại Bangkok. Tình nguyện tại Indonesia – Câu chuyện giới tính tại đất nước hồi giáo Để tự miêu tả trước chuyến tình nguyện, chị gọi mình là “tiểu thư đúng chuẩn” chẳng biết đụng tay đến việc gì. Đã vậy, mang mác học ở một trong những trường quốc tế có tiếng tăm nhất Sài Gòn, chị sợ nói tiếng anh, sợ thể hiện và chẳng tự tin về mình. Vì thế, chị chọn dự án có công việc vừa tầm nhưng cũng đầy thử thách, đó là chia sẻ văn hoá cho các em học sinh trung học từ 15-18 tuổi tại Malang, khu vực có mức sống khá tốt, nhưng người dân chưa được làm quen mấy với những khái niệm văn hoá và thế giới ngoài kia. Ở đất nước Hồi giáo này, việc nam nữ tình cờ đụng phải nhau còn gây ra đủ thứ rắc rối, lấy đâu ra những quan điểm về việc mở lòng với người đồng tính, hay ít nhất là chấp nhận việc có “những giới tính khác.” Kệ, chị nghĩ rằng nếu không có ai nói đến thì mọi thứ sẽ mãi như vậy. Chị kể cho mọi người về việc xã hội Việt Nam đang dần mở lòng ra với cộng đồng LGBT, những tranh đấu mà mọi người đang trải qua và cả những nhìn nhận tích cực hơn đang mở ra một lối đi cho cộng đồng này. Số lượng học sinh trong lớp tăng lên từng ngày vì các bạn học sinh lớn hơn đã dắt thêm những bé nhỏ tới nghe cô giáo Việt Nam kể chuyện. Hình ảnh của một cô gái Việt bé nhỏ một mình tới một đất nước lạ, làm chuyện cô chưa bao giờ làm và luôn mở lòng với mọi người đã gợi lên một cánh cửa mới cho các phụ huynh ở đấy. Sẽ thế nào nếu những đứa trẻ của họ cũng có hội đi đây đi đó và nhìn thế giới bằng chính đôi mắt và trái tim của chúng. Chị tin rằng mình đã giúp phụ huynh ở đây biết rằng con họ có rất nhiều cơ hội tốt đẹp ngoài kia. Họ cho phép con mình đến gặp chị sau mỗi giờ học, rồi mời chị về ăn cơm nhà, hay dắt chị tham quan khắp nơi. Những đứa trẻ câm – Khoảnh khắc phi thường thay đổi cuộc đời Công việc diễn ra hằng ngày cho chị niềm vui, nhưng có lẽ chị đã không trở thành con người như ngày hôm nay nếu không nhận lời cùng một người bạn đến hỗ trợ dạy học tại một trường khiếm thính. Nghĩ lại mà chị bồi hồi: “Giờ chị rất tin vào việc nếu mình thật tâm gỏ cửa thì cơ hội sẽ luôn mở ra. Sáng hôm đó, tình nguyện tại Indonesia chị đồng ý theo một bạn AIESECer đi ăn sáng, rồi cùng bạn ghé đưa thức ăn cho các bé khiếm thính nên tình cờ biết rằng bạn ấy đang hỗ trợ dạy tiếng Anh cho một trường dành cho học sinh khuyết tật bẩm sinh. Chị hỏi liệu chị có thể cùng đi với bạn ấy một bữa nào không, thì bạn nói chiều nay bạn có lớp, nên chị xin theo hỗ trợ luôn.” Trên đường đi, bạn ấy khoe hôm nay là sinh nhật của bạn ấy, ai ngờ đâu, cũng là sinh nhật chị. Đến trường, bạn ấy quyết định sẽ dạy cho các em bài hát Happy Birthday tình nguyện tại Indonesia tình nguyện tại Indonesia để hai đứa ăn mừng cùng mọi người. Khi ấy, chị ngỡ ngàng nhận ra rằng các em ở đấy bị câm do bị khiếm thính bẩm sinh, nên nếu các em cố gắng luyện tập và “rất là muốn” thì các em sẽ nói được. Khoảnh khắc nhìn các em rặn từng chữ để phát âm, với chị, là một sự phi thường. Chị chết lặng vì thương các em và vì cũng vừa nhận ra một sự thật đánh động con người mình. Chị thấy mình quá đỗi may mắn khi có hơn các em nhiều thứ, nhưng những thứ may mắn ấy lại là nguồn cơn khiến chị cảm thấy mình chưa bao giờ đủ đầy. Các bạn kiên trì học chậm rãi dù nhà không có điều kiện và không có những thứ mà mọi người luôn nghĩ là hiển nhiên. “Ngày hỗn loạn nhất đời” Chị cười hạnh phúc, “hôm đó là ngày hỗn loạn nhất đời chị, vì các bé đâu có nghe được, nên cứ phát âm thật to để gây chú ý. Chị và bạn AIESECer phải kèm từng em một, cho các em bắt chước theo khuôn miệng, âm nào đúng thì mình gật đầu để em nhớ âm thanh đó. Các em nhớ rất dai, cho luyện đọc lại cả câu dài mà vẫn phát âm rất đúng.” Tới khi tập xong cho cả lớp bài hát chúc mừng sinh nhật, rồi ngẩn người lắng nghe bài hát lạc nhịp nhưng thật tâm và du dương nhất mà chị từng nghe trong đời, chị biết rằng cuộc đời mình đã thật sự bước sang trang mới và mình sẽ luôn ngẩng cao đầu mỗi ngày để sống thật tươi. Bài viết về Võ Thị Ngọc Linh – tình nguyện viên chương trình GLOBAL VOLUNTEER tại AIESEC Indonesia mùa xuân 2015. Nếu bạn muốn có những trải nghiệm như bạn Linh, hãy bấm vào link dưới đây để tìm hiểu thêm về chương trình nhé. Đăng ký ngay tại: http://bit.ly/ogvnational Fanpage: https://www.facebook.com/AIESECVietnam/ Và đừng quên theo dõi fanpage chương trình để cập nhật những thông tin nóng hổi nhất nhé! Minh Nguyễn