Chị Ba bánh rán và hành trình nuôi giấc mơ chuyển giới


Đến bây giờ, chị vẫn nhớ như in cái hôm ba đưa chị ra tận sân bay qua Thái, má mua 2 bộ đồ con gái từ số tiền dành dụm bán chuối… và cái hôm chị nhìn mình trong gương rồi bật khóc nức nở. Ước mơ chuyển giới, cuối cùng đã trở thành sự thật.

Câu chuyện giới tính, những đứa trẻ khuyết tật” – chuyện kể của một tình nguyện viên tại Indonesia

Người đẹp Hương Nguyễn Saila úp mở chuyện “chinh chiến” tại cuộc thi sắc đẹp thế giới

Người ta cháu chắt đùm đều rồi, còn mày với con Hai nợ má mãi đứa cháu nội sao chưa chịu trả?” – bà Hồng nhắc.

Nghe xong, chị Ba chỉ tủm tỉm: “Hồi má bệnh, con hứa khi nào có cháu rồi má hẵng mất. Hổng trả nên má đâu có mất. Má phải sống đời với con chớ bộ!”. Bà Hồng lãng tai, nghe hổng rõ, chỉ là khi nhìn vào đôi mắt thăm thẳm của chị, bà nhận ra bao nhiêu tình cảm chất chứa trong lòng đứa con gái “bất đắt dĩ” nên bà thương.

Ước chi đẻ bay ra bay là con gái luôn rồi ha, giờ khỏi mất giá rồi. Thiệt là số khổ mà…”.

Chị Ba bánh rán nuôi giấc mơ “làm con gái”

Chị Ba bánh rán nuôi giấc mơ “làm con gái”

Hai năm trước, bộ ảnh “Miss Ba – Bé Ba” lan truyền trên mạng xã hội đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời chị. Câu chuyện về chị Ba (tên thật Nguyễn Văn Châu, SN 1990) hằng đêm bán bánh rán nuôi ước mơ phẫu thuật chuyển giới đã chạm tới trái tim hàng triệu người. Đó là một khát khao mà mọi người gọi bằng tên: Tìm lại chính mình.

Bẵng đi thời gian, tôi có dịp quay lại, hàng bánh rán chị Ba vẫn đỏ lửa ở góc đường Khánh Hội (Q.4, TP. HCM). Giờ đây, chị đã là một người con gái thực sự. “Em xem tóc chị dài chưa nè, dưỡng hai năm lận đó? Vậy là cuối cùng cũng được thành con gái rồi” – chị cười hí hí.

Ngày còn bé, chị Ba nhận thấy sự khác biệt của mình với những đứa con trai khác. 9 tuổi, chị mê đầm con gái hơn đồ đá banh, thích chơi banh đũa, nhảy dây và còn hay lấy khăn quấn tóc dài làm công chúa… Đó là những niềm vui nhỏ bé thuở ấy.

Chị Ba miệt mài phục vụ khách ăn đêm.

Chị Ba miệt mài phục vụ khách ăn đêm.

Những chiếc bánh rán do bàn tay 2 mẹ con chị Ba cùng làm.

Những chiếc bánh rán do bàn tay 2 mẹ con chị Ba cùng làm.

ì ba má, chị vẫn phải giấu. Ở nhà, có chị Hai đã bỏ đi hát lô-tô nên ba hay bị người đời dè bỉu: Nhà ông Sáu vô phước, đẻ ra hai thằng con, trai không ra trai, gái không ra gái. Ba buồn. Có hôm năn nỉ chị có muốn thành bê-đê thì cũng sinh nốt đứa cháu nội. Những lần ấy, nhìn ba má, chị đâu cam tâm”.

Thương ba má, chị quyết định giấu mình. Đêm đêm, chị Ba lẻn ra ngoài. Chị cầm theo túm quần áo con gái và trong những buổi tiệc thâu canh, chị Ba mới được sống dưới thân phận một đứa con gái. Rồi hàng sáng, chị lại quay về cuộc sống bình thường, đẩy xe khoai cùng mẹ rong ruổi khắp Sài Gòn.

Không ai nghĩ, cô gái bán bánh hè phố lại có đủ khả năng phẫu thuật thành con gái.

Không ai nghĩ, cô gái bán bánh hè phố lại có đủ khả năng phẫu thuật thành con gái.

“Có hôm chơi tới tận sáng, chị về thẳng nhà trong hình hài con gái. Ba tức, ba đánh dữ lắm. Chị hiểu nên bao nhiêu trận đòn roi chị chịu chớ chưa bao giờ giận ba xíu nào. Lúc má trở bệnh nặng, chị còn liều hứa sẽ cố kiếm cho má đứa cháu nội rồi hẵng để má mất. Có lẽ, đó là cái nợ lớn nhất đời chị vì mãi hổng thực hiện được”  – chị kể lại.

Nhà ông Ngọc có hai thằng con trai, một Ngà, một Châu. Ông đặt tên con từ câu ca: “Ngọc ngà châu báu”. Lớn lên, đứa lớn đi hát lô-tô người ta gọi là bé Hai. Ông khóc. Ông đặt hết hy vọng vào thằng con trai Út, mong có người nối dõi. Nhưng rồi lại vỡ lẽ.

Hết ngăn cấm bằng đòn roi, rồi phấn son ba đập, tóc dài ba cạo đầu. Một khoảng thời gian dài đằng đẵng, căn nhà chị Ba ngập trong đau khổ. Thế rồi, cuối cùng ba má cũng nhận ra được đứa con gái mãnh liệt trong hình hài hai đứa con trai. Đó là lúc ông Ngọc chấp nhận, ông chỉ dám thẻ nhỏ: Ba tin Út.

Thương ba má là vậy nhưng chị Ba cũng không thể sống trái với con người của mình, cố chấp lấy vợ rồi sinh con cho 2 người vui lòng.

Thương ba má là vậy nhưng chị Ba cũng không thể sống trái với con người của mình, cố chấp lấy vợ rồi sinh con cho 2 người vui lòng.

Câu nói đến tận giờ chị mãi không quên.

“Vẫn mãi là cái Lỳ, cái Út của ba má thôi!”

– Ba, con qua Thái để giải phẫu chuyển giới… Chị Ba thủ thỉ.

Ông Ngọc ngập ngừng, rồi lẳng lặng gật đầu. Hôm đó là ngày 2 tháng 9 cách đây hai năm. Chị Ba chắt bóp từng đồng từ việc bán những chiếc bánh rán bé xíu, được dăm chục triệu, chị quyết định tiến hành ca phẫu thuật chuyển giới.

Bà Hồng nghe ông Ngọc nói lại, mặt đượm buồn. Hằng đêm, ông vẫn ngồi thủ thỉ vào tai vợ: “Nó đi để được làm con gái chứ có đi luôn đâu. Làm gì chứ nó vẫn mãi là cái Lỳ, cái Út mà thôi”. Ngày đầu tiên vợ chồng ông bà chấp nhận đứa con gái “bất đắc dĩ” của mình như vậy. Mỗi lần nhắc lại, ông Ngọc chỉ cười cười: “Biết sao giờ, con mình mà mình thương, nó thích quá thì cũng phải chiều thôi”.

Chuyến đi Thái giải phẫu thành công, cuối cùng ước mơ trở thành con gái của chị Ba cũng thành hiện thực

Chuyến đi Thái giải phẫu thành công, cuối cùng ước mơ trở thành con gái của chị Ba cũng thành hiện thực

Nói về cuộc phẫu thuật chuyển giới, chị Ba bảo: “Chị hổng cảm thấy đau xíu nào cả. Hôm soi gương thấy mình còn bật khóc nức nở vì hạnh phúc nữa mà. Chỉ cần được làm chính mình một ngày thôi chị cũng cảm thấy đủ rồi.”

Ngày đi phẫu thuật, má dắt chị ra tận chợ Xóm Chiếu, tỉ mỉ lựa cho chị bộ đồ con gái. Hai lăm ngàn hổng lớn lắm nhưng là tiền má tích góp từ xe khoai. Vậy mà chị nhớ miết câu má nói: “Út mặc đồ con gái đẹp lắm”. Mấy lần má còn thốt lên: “Tưởng con gái của nhà nào không hà! Hổng nhận ra Út nhà này luôn á”.

Giờ đây, người ta vẫn dè bỉu ông Sáu vô phước có hai đứa con trai bê-đê. Nhưng ông mặc kệ: “Quan trọng gì miệng lưỡi thiên hạ. Ba tin Út, miễn làm Út làm ăn lương thiện là được rồi”.

Gia đình họ không giàu có, hai vợ chồng đã ngoài 60 tuổi hằng ngày vẫn cùng hai cô con gái mưu sinh bằng những chiếc xe đẩy.

Gia đình họ không giàu có, hai vợ chồng đã ngoài 60 tuổi hằng ngày vẫn cùng hai cô con gái mưu sinh bằng những chiếc xe đẩy.

5h chiều. Dòng người nối đuôi nhau trên đường Khánh Hội, thành phố lại bắt đầu vào ca tan tầm đông đúc. Tiếng còi xe inh ỏi, tiếng khách gọi, tiếng bánh rán bắt lửa kêu xèo xèo. Chị Ba đứng bán bánh rán ở góc đường Khánh Hội. Có ba. Có má. Có chị Hai. Và gia đình luôn cạnh chị.

5h chiều. Dòng người nối đuôi nhau trên đường Khánh Hội, thành phố lại bắt đầu vào ca tan tầm đông đúc. Tiếng còi xe inh ỏi, tiếng khách gọi, tiếng bánh rán bắt lửa kêu xèo xèo. Chị Ba đứng bán bánh rán ở góc đường Khánh Hội. Có ba. Có má. Có chị Hai. Và gia đình luôn cạnh chị.

Ông Ngọc thường gọi con là cái Út, cái Lỳ bằng cái giọng đặc Sài Gòn, ngọt xớt. Lần nào như thế, chị Ba cũng vừa mừng vừa tủi.

Ông Ngọc thường gọi con là cái Út, cái Lỳ bằng cái giọng đặc Sài Gòn, ngọt xớt. Lần nào như thế, chị Ba cũng vừa mừng vừa tủi.

Dù sống trái với nguyện vọng của ba má nhưng mỗi lần nhìn con, bà Hồng lại dành cho chị Ba ánh mắt đầy yêu thương.

Dù sống trái với nguyện vọng của ba má nhưng mỗi lần nhìn con, bà Hồng lại dành cho chị Ba ánh mắt đầy yêu thương.

– Chị nợ ba má nhiều quá, trả sao cho hết.

– Thì phải ráng sống, kiếm thiệt nhiều tiền, chồng con nữa cho cô chú khỏi lo – Tôi bảo.

–   À, Hôm qua có anh kia lại ghẹo mẹ, bảo gả chị cho ảnh. Vậy mà, mẹ cũng có chịu gả đâu”. Nói xong chị Ba cười tít mắt”.

Theo saostar


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: