Ngắm Sài Gòn khác lạ trước 1975 qua nét vẽ sinh viên


Những công trình kiến trúc nổi tiếng ở TP.HCM qua nét vẽ của sinh viên ngành Thiết kế đồ hoạ trường Đại học FPT được khoác lên mình vẻ ngoài khác lạ, ít người biết.

Những công trình tiêu biểu của Sài Gòn xưa

Ngắm những công trình đặc biệt ở Sài Gòn

Là một trong những công trình lâu đời ở Sài , góp phần tạo nên “Hòn ngọc Viễn Đông” của châu Á, thương xá Tax đã gắn liền với ký ức của nhiều người. Sinh viên Đại học FPT đã vẽ lại hình ảnh Thương xá Tax vào năm 1934, khi tên của công trình - Les Grands Magazins Charner (GMC) – được gắn lên trên toà nhà. Thương xá Tax được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông. (Tác giả: Sinh viên Trần Nguyễn Nhật Minh).

Là một trong những công trình lâu đời ở Sài , góp phần tạo nên “Hòn ngọc Viễn Đông” của châu Á, thương xá Tax đã gắn liền với ký ức của nhiều người. Sinh viên Đại học FPT đã vẽ lại hình ảnh Thương xá Tax vào năm 1934, khi tên của công trình – Les Grands Magazins Charner (GMC) – được gắn lên trên toà nhà. Thương xá Tax được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông. (Tác giả: Sinh viên Trần Nguyễn Nhật Minh).

Một dấu mốc khác của Thương xá Tax, ở những năm 60 – 80 của thế kỷ 20 khi bảng tên GMC đã được tháo xuống. Nơi đây không còn là trung tâm thương mại mà lại nơi trưng bày các mặt hàng, máy móc của các thương hiệu quốc doanh. Những ai đã chứng kiến lần “thay áo” này của Thương xá Tax chắc cũng đã bước vào tuổi ngũ tuần. Với một công trình mang dấu ấn lịch sử dài và không còn tồn tại như Thương xá Tax đã làm không ít người bùi ngùi khi nhìn thấy những hình ảnh này. (Tác giả: Sinh viên Nguyễn Dương Thiện Từ).

Một dấu mốc khác của Thương xá Tax, ở những năm 60 – 80 của thế kỷ 20 khi bảng tên GMC đã được tháo xuống. Nơi đây không còn là trung tâm thương mại mà lại nơi trưng bày các mặt hàng, máy móc của các thương hiệu quốc doanh. Những ai đã chứng kiến lần “thay áo” này của Thương xá Tax chắc cũng đã bước vào tuổi ngũ tuần. Với một công trình mang dấu ấn lịch sử dài và không còn tồn tại như Thương xá Tax đã làm không ít người bùi ngùi khi nhìn thấy những hình ảnh này. (Tác giả: Sinh viên Nguyễn Dương Thiện Từ).

Hình ảnh Nhà thờ Đức Bà khác lạ với không ít người dân TP.HCM. Đây là lúc Nhà thờ vừa được hoàn thành năm 1882, không có 2 tháp chuông như thời điểm hiện tại. Đến năm 1895, hai tháp chuông nhọn cao 57m  được bổ sung, Nhà thờ trở thành công trình cao nhất Sài Gòn thời điểm đó. (Tác giả: Sinh viên Hồ Quốc Hiển)

Hình ảnh Nhà thờ Đức Bà khác lạ với không ít người dân TP.HCM. Đây là lúc Nhà thờ vừa được hoàn thành năm 1882, không có 2 tháp chuông như thời điểm hiện tại. Đến năm 1895, hai tháp chuông nhọn cao 57m được bổ sung, Nhà thờ trở thành công trình cao nhất Sài Gòn thời điểm đó. (Tác giả: Sinh viên Hồ Quốc Hiển)

Vẫn sừng sững sau nhiều cơn bão chính trị và lịch sử, đến nay, Nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình biểu tượng, là điểm đến yêu thích không chỉ với khách du lịch mà còn của dân Sài Gòn. Nét vẽ bút sắt (bút mực) của sinh viên Đại học FPT đã góp phần khắc hoạ được nét hiền hoà, bình yên của một góc Tp.HCM quen thuộc với bao thế hệ. (Tác giả: Nguyễn Đức Quốc Vương).

Vẫn sừng sững sau nhiều cơn bão chính trị và lịch sử, đến nay, Nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình biểu tượng, là điểm đến yêu thích không chỉ với khách du lịch mà còn của dân Sài Gòn. Nét vẽ bút sắt (bút mực) của sinh viên Đại học FPT đã góp phần khắc hoạ được nét hiền hoà, bình yên của một góc Tp.HCM quen thuộc với bao thế hệ. (Tác giả: Nguyễn Đức Quốc Vương).

Một điều khá thú vị nhưng ít người biết, trước năm 1975, chợ Bến Thành không có bảng tên như thời điểm hiện tại. Dựa theo bức ảnh tư liệu hiếm hoi về mặt tiền chợ, người Sài Gòn lại được nhìn ngắm hình ảnh Sài Gòn đã xưa nhưng không hề cũ. (Tác giả Lê Thanh Tùng).

Một điều khá thú vị nhưng ít người biết, trước năm 1975, chợ Bến Thành không có bảng tên như thời điểm hiện tại. Dựa theo bức ảnh tư liệu hiếm hoi về mặt tiền chợ, người Sài Gòn lại được nhìn ngắm hình ảnh Sài Gòn đã xưa nhưng không hề cũ. (Tác giả Lê Thanh Tùng).

“Sở dây thép” – tên gọi trước đây của Bưu điện Thành phố qua nét vẽ của sinh viên thiết kế đồ hoạ Đại học FPT. So với trước ngày Giải phóng miền Nam, Bưu điện thành phố chỉ khác biệt nổi bật ở nước sơn màu vàng tươi. Hiện tại, Bưu điện là một điểm tham quan không thể thiếu đối với du khách đến TP.HCM. (Tác giả: Bùi nguyễn Minh Thư)

“Sở dây thép” – tên gọi trước đây của Bưu điện Thành phố qua nét vẽ của sinh viên thiết kế đồ hoạ Đại học FPT. So với trước ngày Giải phóng miền Nam, Bưu điện thành phố chỉ khác biệt nổi bật ở nước sơn màu vàng tươi. Hiện tại, Bưu điện là một điểm tham quan không thể thiếu đối với du khách đến TP.HCM. (Tác giả: Bùi nguyễn Minh Thư)

Nhắc đến các công trình lâu đời tại Sài Gòn không thể thiếu khách sạn Grand, 8 Đồng Khởi, Q.1. Sau bao lần đổi tên, nâng cấp sửa chữa và cho đến hôm nay khách sạn vẫn còn giữ được nét đẹp cổ kính của Pháp. Đây cũng là cảm hứng của sinh viên với đề tài khắc hoạ lại một góc xưa của Sài Gòn trước dấu mốc lịch sử 30/4/1975. (Tác giả: Võ Minh Huy).

Nhắc đến các công trình lâu đời tại Sài Gòn không thể thiếu khách sạn Grand, 8 Đồng Khởi, Q.1. Sau bao lần đổi tên, nâng cấp sửa chữa và cho đến hôm nay khách sạn vẫn còn giữ được nét đẹp cổ kính của Pháp. Đây cũng là cảm hứng của sinh viên với đề tài khắc hoạ lại một góc xưa của Sài Gòn trước dấu mốc lịch sử 30/4/1975. (Tác giả: Võ Minh Huy).

NCS. Nguyễn Viết Tân – Trưởng khoa Thiết kế đồ hoạ Đại học FPT, người ra đề và cũng đã hướng dẫn, đồng hành cùng sinh viên thực hiện bộ ảnh chia sẻ: “Đây là bài tập môn Ký hoạ dành cho sinh viên khoá 12. Các em sinh viên là thế hệ trẻ nên đã quen với nhịp sống quá nhanh ở TP.HCM nên đôi khi quên đi những giá trị lịch sử”.

“Hy vọng với đề tài này sẽ giúp các em có cơ hội tìm hiểu về thành phố nơi mình sống”. “Các tác phẩm được sinh viên sketch (vẽ phác thảo), sau đó hoàn thiện, nên phong cách thể hiện khá phong phú” – Giảng viên Viết Tân nói thêm.

Sau khi rong ruổi khắp trung tâm thành phố để thực hiện bài tập, sinh viên Bùi Nguyễn Minh Thư bộc bạch: “được đi ra ngoài vòng vòng vẽ mấy cái thực tế hơi cực nhưng thật sự lại rất vui”.

Theo VTC


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: