Người trẻ không thờ ơ với di sản văn hóa Sài Gòn


Một cuộc trò chuyện bàn về gìn giữ di sản văn hóa Sài Gòn vừa diễn ra ở TP.HCM đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Những trăn trở của các bạn trẻ cho thấy họ không hề thờ ơ với di sản của Sài Gòn.

Giao lưu về chủ đề “Gìn giữ di sản Sài Gòn”

Nhà cổ di sản Vân Đường phủ ở Sài Gòn

Nguoi tre khong tho o voi di san van hoa Sai Gon - Anh 1

Gìn giữ di sản Sài Gòn là tên chủ đề số thứ 3 của chuỗi sự kiện giao lưu về Sài Gòn xưa do Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức vừa diễn ra trên Đường sách Nguyễn Văn Bình TP.HCM.

Điều khá bất ngờ nhất của buổi giao lưu là sự có mặt của đa số các bạn trẻ tuổi đời chưa quá 30. Điều đó cho thấy những người trẻ luôn quan tâm đến những di sản văn hóa quý giá của Sài Gòn đang ngày càng mai một và dần “biến mất”.

Kiến trúc Sài Gòn xưa và Sài Gòn nay

Kiến trúc Sài Gòn xưa và Sài Gòn nay

Trong buổi giao lưu nhiều câu hỏi về kiến trúc cảnh quan của Sài Gòn được đặt ra như: Tại sao xung quanh nhà thờ Đức Bà lại có những tòa nhà chọc trời có tấm cao gấp đôi của công trình này lại mọc lên một cánh hồn nhiên đến thế?

Ai đã cấp phép xây dựng những tòa nhà cao che khuất nhà thờ Đức Bà?. Nhưng dường như tất cả những câu hỏi đó không bao giờ có lời giải.

Đường Nguyễn Huệ xưa và nay

Đường Nguyễn Huệ xưa và nay

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, từng trùng tu công trình cổ trên 300 năm tuổi, chàng trai trẻ Hiếu Minh mang đến chương trình câu chuyện của chính mình trong quá trình gìn giữ di sản tại London. Anh cũng chia sẻ và giới thiệu rõ nét về cách thức mà các quốc gia khác đã áp dụng cho sự nghiệp giữ gìn nét đặc sắc của từng đô thị.

Các diễn giả chia sẻ về "di sản" Sài Gòn

Các diễn giả chia sẻ về “di sản” Sài Gòn

Từ câu những chia sẻ của Hiếu Minh các bạn trẻ chợt nhận ra rằng không thể nói chuyện “tình cảm” để bảo vệ di sản Sài Gòn mà cần một hành động rõ ràng, tất cả phải được thành phố “luật hóa” chứ không phải bằng những lời kêu gọi.

Một cô giáo trẻ giáo dạy môn Địa lý ở tỉnh xa ở ngoại thành cũng về tham dự và chia sẻ sự trăn trở của mình khi dạy cho học sinh phần địa lý địa phương. Cô cho biết, trong tất cả các giờ giảng của mình cô đều giáo dục cho học sinh biết yêu từng viên gạch cổ nơi các em được sinh ra, nhưng có điều những viên gạch đó giờ biết tìm nơi đâu?

Buổi giao lưu thu hút sự quan tâm của giới trẻ

Buổi giao lưu thu hút sự quan tâm của giới trẻ

Từ góc nhìn của một cựu nhà báo Phúc Tiến, nay làm tư vấn giáo dục, vẫn tham gia viết sách, viết báo, nặng lòng với văn hóa Sài Gòn – trong hai năm, anh đã xuất bản 2 cuốn sách về Sài Gòn: “Sài Gòn không phải ngày hôm qua”. Mới đây nhất là cuốn “Sài Gòn – Hai đầu thế kỷ” do Phúc Tiến, Hiếu Minh và Soh Weng Yew đồng tác giả.

Ngoài những nhận định và đánh giá của cá nhân, Phúc Tiến giới thiệu tại chương trình những chia sẻ của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước, du học sinh về vùng đất Sài Gòn, những minh chứng cụ thể ở mỗi quốc gia về việc gìn giữ các di sản văn hóa đặc sắc.

Góc nhìn khác từ phía của Hiếu Minh một kiến trúc sư trẻ gốc Sài Gòn, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc ở Anh. Hiếu Minh hiện đang làm việc ở London, là đồng tác giả sách “Sài Gòn – Hai đầu thế kỷ”. Góc nhìn thứ ba là của một người trẻ, anh từ Tiền Giang lên Sài Gòn học và bị mê hoặc bởi văn hóa của vùng đất này. Tốt nghiệp đại học Y Dược, anh quyết định rẽ ngang sang tổ chức, giới thiệu các tour, các lớp học về những giá trị văn hóa Sài Gòn.

Một vị khách nước ngoài chia sẻ "tình yêu Sài Gòn" của mình với các bạn trẻ

Một vị khách nước ngoài chia sẻ “tình yêu Sài Gòn” của mình với các bạn trẻ

Buổi giao lưu trò chuyện thân mật, gần gũi và thoải mái với những người có chung tình yêu với Sài Gòn.

Phan Khắc Huy lần đầu tiên có mặt ở Đường sách giao lưu và trò chuyện cùng bạn trẻ đã nhanh chóng vượt qua sự lúng túng để hào hứng chia sẻ những so sánh của mình về vấn đề bảo tồn di sản ở Anh và Việt Nam. Luật pháp cần phải chặt chẽ, tăng cường ngân sách và đẩy mạnh thông tin về việc bảo tồn di sản… là những đề xuất của Khắc Huy – một cá nhân từ tỉnh khác lên Sài Gòn lập nghiệp đóng góp cho việc gìn giữ những nét đặc sắc vốn có của vùng đất này.

Những tâm tư của người lớn tuổi cũng như người trẻ trong buổi giao lưu đã mang lại những hy vọng về sự nhân rộng của tình yêu Sài Gòn tất cả mọi người tầng lớp đang sinh sống và làm việc tại nơi đâu. Những người trẻ khác có mặt tại sự kiện phần nào hiểu và ý nhận rõ nét hơn hành động mình cần làm để đóng góp vào việc gìn giữ các giá trị lịch sử.

Sài Gòn không chỉ mang nét đẹp của một thành phố hiện đại sôi động nhất nước mà nó còn mang trong mình những giá trị lịch sử quý giá của quá khứ, hy vọng  di sản Sài Gòn sẽ ngày càng nhận được sự ủng hộ và chung tay xây dựng, gìn giữ những nét đẹp của “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Theo Một Thế Giới


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: