Số lượng cây xanh được ươm mầm và trồng nhiều ở các tuyến đường như Nguyễn Thị Minh Khai, An Dương Vương, Nguyễn Tri Phương, Võ Văn Tần, 3 Tháng 2, Hùng Vương, Ngô Gia Tự. Những bức ảnh chụp Sài Gòn xưa rợp bóng cây xanh Sài Gòn xưa với những con đường học trò rời rợi bóng me Người Pháp chiếm Sài Gòn khoảng từ những năm 1863 – 1865. Để chống lại cái nắng của khí trời oi bức miền nhiệt đới, ý tưởng trồng cây xanh trên vỉa hè được hình thành. Những loại cây ăn quả được lựa chọn để trồng như me, xoài… nhưng sau đó thấy không khả thi vì ảnh hưởng đến giao thông và mất mỹ quan. Sau nhiều cuộc thảo luận, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ quyết định trồng cây sao trên các lề đường. Rừng cây sao ở công viên 30-4 có lẽ bắt đầu được trồng từ năm 1882. Hơn một thế kỷ trôi qua, người ta không còn nhớ rõ về tháng năm ra đời của những hàng cây xanh cổ thụ này, chỉ biết rằng nó đã rất gắn bó với con người nơi đây. Khu vực công viên 30-4 (quận 1, TP.HCM) Đây là một trong những nơi cây xanh rợp bóng và lâu đời nhất TP.HCM Chú Bình bán nước ở khu vực nhà thờ Đức Bà (quận 1) chia sẻ: “Không biết trồng khi nào, từ khi đến đây bán nước là đã có cây xanh rồi, nhà thờ Đức Bà mà không có mấy “cây to bóng cả” này thì đâu phải là nhà thờ Đức Bà”. Me là loài cây được lựa chọn trồng đầu tiên trên vỉa hè Sài Gòn và đến nay vẫn mang vẻ đẹp “vừng lá me bay” xanh mát và thơ mộng Những gốc cây đồ sộ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) Hàng cây xanh trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận 3) che mát cổng Trường đại học Kinh tế TP.HCM Cây xanh che mát khu vực hồ Con Rùa (quận 3) Khoảng đất trống ở khu tưởng niệm dân quân (quận 5) được bao bọc bởi những hàng cây xanh. Đây là nơi tụ họp của nhiều người dân, các em học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đến vui chơi, tập luyện thể dục thể thao, học nhảy… Bà Năm thường hay dắt cháu đến khu vực này. Bà cho biết: “Cả hai bà cháu đều rất thích thú, ở đây mát mẻ, thoáng mát, không khí trong lành” Đường Ngô Gia Tự (quận 5) được hàng cây lâu năm che mát Hàng cây quen thuộc trên đường Hùng Vương (quận 5) Theo TTO