Mỗi ngày, trôi theo các cung đường Sài Gòn, càng ngẫm ngợi, ta càng thấy Sài Gòn giống như một giai nhân lộng lẫy, quyến rũ, thú vị và đầy bí ẩn. Thú vị và bí ẩn đến từng cái tên chợ, tên đường. Qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, những địa điểm có tên gọi bắt đầu bằng danh xưng “bà” vẫn gắn bó với nhiều thế hệ người Sài Gòn. Tên đường Sài Gòn, xưa giờ sao không biết? Những con đường có tên “độc”, lạ ở Sài Gòn Hoài niệm về chợ thiệp Sài Gòn xưa Bà Nghè Là tên gọi xưa của con sông Bà Nghè và cây cầu bắt qua sông. Ngày nay là Thị Nghè, một địa danh thuộc Sài Gòn, địa giới ngày nay bao gồm một phần các phường 17, 19, 21 thuộc quận Bình Thạnh. Sông Bà Nghè xưa Nay là rạch Thị Nghè đổ ra sông Sài Gòn, bắt nguồn từ rạch Nhiêu Lộc. Cả 2 đoạn rạch này gọi chung là rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè và thường gọi nhầm là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè Cầu Thị Nghè Chợ Thị Nghè nằm trên đường Phan Văn Hân, phường 19, quận Bình Thạnh Nhà thờ Thị Nghè và giáo xứ thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn Bà Chiểu Chợ Bà Chiểu nằm trên địa bàn phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM Bà Điểm Bà Điểm là một xã thuộc huyện Hóc Môn, xã nằm ở phía tây bắc TP.HCM. Một trong những địa danh nổi bật nhất ở Bà Điểm là “Mười tám thôn vườn trầu”. Nơi đây nổi tiếng về nghề trồng trầu. Và trầu cau Bà Điểm ngon có tiếng. Trường THPT Bà Điểm Vườn trầu Bà điểm Bà Quẹo Là khu vực gồm các phường 13, 14 quận Tân Bình. Chợ được đổi tên thành Võ Thành Trang nhưng người Sài Gòn vẫn gọi ngôi chợ này là chợ Bà Quẹo Nhà lồng chợ nằm lọt sâu giữa hai lối nhà cửa là những quán tiệm sạp hàng; trước mặt chợ, một diện tích khá rộng rãi mở ra tới giáp mặt đường. Ba mươi năm trở về trước, vùng chợ Bà Quẹo vẫn còn những chiếc xe thổ mộ Bà Hom Bà Hom vừa là khu vực phường 13, 14, quận 6 giáp ranh với Tân Bình và Bình Chánh, vừa là chiếc kênh ở xã Tân Tạo. Kênh Bà Hom Cầu Bà Hom Bà Hạt Đường Bà Hạt (quận 10) bắt đầu từ đường Ngô Gia Tự đến đường Nguyễn Lâm, dài khoảng 1.400 m. Đường bắt đầu mang tên Bà Hạt từ thời Pháp đến nay. Đường Bà Hạt – Chợ Nguyễn Tri Phương, Q10, TP.HCM Bà tàng Bà Tàng, vừa là các rạch ở phường 7, quận 8, cũng là tên chiếc cầu bắc qua rạch Lào trên đường Phạm Thế Hiển. Rạch Bà Tàng Cầu Bà Tàng, Q8, TP.HCM Bà Lài Cái tên đường Bà Lài có một số phận kỳ lạ và thú vị không phải ai cũng biết. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, Bà Lài vốn là tên của một người phụ nữ sống ở ngoại ô Chợ Lớn xưa. Bà mở một quán hàng ở vùng quận 5. Khi người Pháp lập thành phố Chợ Lớn, đường chạy qua quán được lấy theo tên bà. Tuy nhiên, khi bà dời xuống quận 6 buôn bán, người ta chuyển tên đường Bà Lài từ quận 5 xuống quận 6 cho phù hợp với thực tế. Bà Huyện Thanh Quan Là con đường rợp bóng cây xanh đã từng đi vào thơ ca của người Sài Gòn xưa: Đường Bà Huyện hai hàng cây xanh ngát Đã chứng lời thú nhận “ta yêu nhau” Hàng cây xanh thì trân trọng đón chào Những lá chết thì xôn xao dị nghị Một góc đường Bà Huyện Thanh Quan, Còn rất nhiều địa điểm mang tên các “bà” ở Sài Gòn không thể kể xiết như : Bà Khắc : tên chiếc cầu xưa ở vùng Cầu Kho quận 1. Bà Triệu: tên con đường nằm phía sau Bệnh viện Chợ Rẫy. Bà Ký: nằm trên địa bàn phường 9 quận 6, từ bến Phú Lâm đến đường Hồng Bàng, dài khoảng 250 mét. Trước là đường mòn trong xóm. Từ thập niên 1950 đường được mở rộng và gọi là đường Bà Ký cho đến nay. Bà Đô: là con rạch ở phường 1, quận 5, thông từ các ao, đầm ra rạch Bến Nghé, nay bị lấp rồi. Bà Đô còn là tên chiếc cầu ở đầu đường Hàm Tử bắc qua rạch Bà Đô (còn gọi là Thị Đô). Bà Thuông: tên chiếc cầu trên kênh Tàu Hũ, từ đầu đường Tản Đà đến đầu đường Phú Định. Bà Bướm: rạch Bà Bướm có tên từ 1902 ở phường Tân Thuận Đông, quận 7 chảy vào sông Sài Gòn, nay nằm trong khu chế xuất Tân Thuận. Bà Cả Bảy: Sông Bà Cả Bảy chảy qua hai xã Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi dài 15 km từ ranh giới với Tây Ninh đến sông Láng Thé. Ghi nhận từ thời Pháp đến thời Việt Nam cộng hoà rồi nhà nước Việt Nam XHCN sau 1975, phần lớn địa danh Sài Gòn đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, những địa điểm có tên các “bà” hầu như vẫn được giữ nguyên. Lương Gia Cát Tường (TH)