(2SaiGon) – Tập 9 của Kịch cùng Bolero có chủ đề “Mưa đêm” vừa diễn ra vào tối qua. Đây là tập mà 3đạo diễn Vũ Trần, Ngọc Duyên và Xuân Trang so tài trực tiếp với nhau, thay vì thách đấu đối kháng 1-1 như trước. Lê Nguyễn Trường Giang hé lộ góc khuất của nghệ sĩ Lý Nhã Kỳ đón tuổi mới ý nghĩa cùng trẻ em có hoàn cảnh kém may mắn 3 đạo diễn đã mang đến 3 câu chuyện khác nhau, mỗi câu chuyện đều gắn với những cơn mưa đêm cùng những tâm sự và nỗi lòng khác nhau. Ngoài giám khảo xuyên suốt là NSƯT Công Ninh, đêm thi có đến 3 nữ giám khảo khách mời là nghệ sĩ kì cựu Kim Phương, NSƯT Trịnh Kim Chi và một trong những giọng ca bolero được yêu mến bậc nhất miền Tây Phi Nhung. Trong đêm thi này, Phi Nhung đã dành cho 2 đạo diễn Vũ Trần và Ngọc Duyên điểm 10 tuyệt đối về cách đưa bolero vào kịch. Trong buổi ghi hình, con nuôi của ca sĩ Phi Nhung là Hồ Văn Cường cũng đi cùng mẹ đến xem chương trình. Danh hài – NSƯT Hoài Linh cũng đến xem và khích lệ các diễn viên sân khấu trẻ. Đạo diễn Xuân Trang mở đầu với tiết mục mang tên “Oán”, với nỗi đau của một người đàn ông cùng lúc chịu đựng 2 nỗi đau trong một đêm mưa đó là cái chết của người vợ và sự dị biệt của đứa con mới chào đời. Câu chuyện mang màu sắc lạ, xoay quanh cuộc đời sóng gió của một gã giang hồ máu lạnh mà mọi người vẫn gọi là “Anh 3” (Trung Dũng). Trước khi trở thành tội phạm, gia đình của gã từng là nạn nhân của bọn cường hào ác bá, chúng cậy quyền chiếm đoạt hết ruộng đất, khiến cha gã tức tưởi mà chết. Lớn lên với mối thù dai dẳng trong lòng, gã quyết định trở thành cướp để trả mối thù xưa, nhưng càng lúc gã càng dấn sâu vào con đường tội lỗi, không có lối thoát. Mẹ của gã (Minh Nga) nhiều lần nhắc nhở con trai phải sống lương thiện, nếu không sẽ bị quả báo, tuy nhiên gã không tin vào nhân quả bởi những kẻ đã gây ra cái chết của cha gã vẫn sống nhởn nhơ. Cho đến khi vợ của gã bị chửa trâu và qua đời vì băng huyết sau khi sinh ra một đứa trẻ có vết cháy nám kỳ lạ trên gương mặt. Vết nám đó đã khiến cho gã vô cùng hoảng sợ, bởi nó nhắc gã nhớ lại những tội ác mà mình đã gây ra cho gia đình của 2 Thành (Tuấn Dũng – Á quân Cười xuyên Việt 2016) – một tay sai thân tín của mình. Sau nhiều năm đi theo “Anh 3”, 2 Thành cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống cướp bóc và muốn “rửa tay gác kiếm”. 2 Thành đã lấy số vàng vừa cướp được rồi dẫn vợ mình là Lụa (Trúc Anh) đang mang thai đi trốn. Để đánh lạc hướng, 2 Thành dặn vợ trốn kỹ trong nhà rồi tráo vàng giả cho “anh 3” nhưng chẳng may lại hắn bị phát hiện. Hắn bắt 2 Thành phải tự chặt tay. Trong lúc cả hai xô xát, 2 Thành bị dao cứa vào cổ và bị đàn anh của mìnhném vào nhà, đổ dầu và châm lửa đốt. Gã giang hồ không biết trong nhà vẫn còn có người vợ đang mang thai của 2 Thành, đến khi gã phát hiện thì đã muộn. Người vợ của 2 Thành vì không muốn bỏ lại chồng trong biển lửa nên cố gắng cứu chồng, nhưng cuối cùng vợ chồng cô và đứa bé trong bụng đều bị chết cháy. Cái chết của gia đình 2 Thành đã để lại nỗi ám ảnh cho “anh 3” nhưng vẫn chưa đủ để hắn hối hận. Cho đến khi vợ của hắn bị chết trong lúc sinh và đứa con chào đời với vết cháy nám trên gương mặt thì hắn mới thức tỉnh và tin vào nhân quả. Hắn đau đớn, gào thét và hối hận về những gì mà mình đã gây ra, nhưng có lẽ tất cả đã quá muộn… Tiết mục đã gây ấn tượng mạnh cho các giám khảo với cảnh ngôi nhà bị cháy trên sân khấu cùng với diễn xuất “xuất thần” của các diễn viên. Giám khảo Kim Phương nhận xét: “Đạo diễn Xuân Trang đã lật ngược vai diễn của Trung Dũng rất hay, từ 1 chàng trai rất lành nhưng có những hành động và câu nói với mẹ hỗn hào, bộc lộ mình là 1 tên cướp giang hồ. Chỉ tiếc là mưa đêm là lãng mạn nhưng nội dung kịch của Xuân Trang rất dữ dội”. Với cách xây dựng nhân vật “anh 3”, có lúc hiền, có lúc nghĩa khí, có lúc lại máu lạnh, đạo diễn Xuân Trang đã gây nhiều tranh cãi. Giám khảo NSƯT Công Ninh thắc mắc: “Không hiểu lý do vì sao Xuân Trang chọn mạch kịch đơn giản như vậy. Nhân vật “anh 3” thực hiện điều ác đó chưa đủ sức để nhận quả báo vợ chết và con bị quái thai, bởi chính Hai Thành cũng có tội”. Đạo diễn Xuân Trang không đồng tình với quan điểm của giám khảo Công Ninh. Theo anh, nhân vật “anh 3” là một tên cướp của, giết người, trong đó có một người phụ nữ vô tội và một đứa bé chưa kịp chào đời, đó là một tội ác kinh khủng nên anh ta đáng nhận quả báo như vậy. Giám khảo Trịnh Kim Chi cũng đồng quan điểm với đạo diễn Xuân Trang: “Không bàn đến chuyện anh em vì đã giết người là tội ác, trong khi đó nhân vật anh 3 là tên cướp nhiều nơi, đã giết rất nhiều người và bị quả báo như vậy. Phần đầu của kịch chưa tới nhưng phần đốt nhà cuối cùng thật quá khiến giám khảo hồi hộp và sợ hãi làm mất đi chú ý với diễn xuất của diễn viên”. Trong tiết mục, đạo diễn Xuân Trang sử dụng các ca khúc Mưa rừng (Trúc Anh), Giấc mơ cánh cò (Tuấn Dũng, Trúc Anh), Khuya nay anh đi rồi (Tuấn Dũng, Trúc Anh). Về phần ca khúc, giám khảo Phi Nhung khen Xuân Trang chọn những bài hát dễ thương và đúng với câu chuyện. Anh được 38 điểm(NSƯT Công Ninh:9 điểm, NSƯT Trịnh Kim Chi: 9,5 điểm, ca sĩ Phi Nhung: 9,75 điểm, nghệ sĩ Kim Phương: 9,75 điểm). Nữ đạo diễn Ngọc Duyên mang đến tiết mục “Gia tài của Tía”– một câu chuyện gia đình ngập tràn nước mắt. Nội dung tiết mục nói về cuộc đời của người cha lớn tuổi(Quang Thảo), sống một mình ở quê. Ông có 2 người con. Người con trai tên là Hiếu (Đình Toàn), sống bằng nghề chạy xe ôm ở thành phố nhưng lại nói dối là “ngôi sao ca nhạc”. Người con gái tên Thảo (Phương Dung), sống ở Mỹ. Thảo “nổ” mình là một tỉ phú giàu có nhưng thực chất là làm thợ xăm thẩm mỹ. Vì không rành ngoại ngữ, nên Thảo xăm nhầm cho khách nên bị bắt bồi thường với số tiền khá lớn. Nghe nói cha có hộp gia tài, hai người con quyết định về quê xin cha chia gia tài. Trước sự van xin của hai con, người cha đã mở chiếc hộp gia tài nhưng trong đó không hề có vàng bạc châu báu mà chỉ có 2 cái cuống rốn lúc nhỏ của Hiếu và Thảo. Nhìn thấy 2 cuống rốn, Hiếu và Thảo ghê sợ nên ném xuống đất. Người cha tức giận, bắt 2 con phải nhặt lên, đồng thời kể cho con mình nghe vì sao ông giữ 2 cuống rốn này. Ông kể, lúc sinh con, vợ ông đã lưu giữ lại cuống rốn của con và xem như vật kỷ niệm, bởi bà sợ sau này khi 2 con của mình lớn lên và đi xa, mỗi lần nhớ con bà sẽ mang cuống rốn ra xem để đỡ nhớ. Tuy nhiên, khi hai người con chưa kịp lớn thì bà đã qua đời trong một trận lũ. Lúc đó, cả gia đình đang ở trên một chiếc thuyền thúng. Gia tài duy nhất mà 2 vợ chồng ông mang theo được đó là chiếc hộp đựng cuống rốn của con. Lo sợ chiếc thúng nhỏ bé không đủ sức để chở cả 4 người, người mẹ đã quyết định nhảy xuống cơn lũ để chồng con được sống. Chính vì vậy, đối với người cha, hộp cuống rốn là một báu vật quý giá nhất trên đời, là di vật duy nhất còn sót lại của người vợ hy sinh cả tính mạng cho chồng con được sống. Biết được câu chuyện về cái chết của mẹ và lý do vì sao có hộp cuống rốn, Hiếu và Thảo vô cùng hối hận. Cả hai xin cha cho được giữ hộp cuống rốn để mỗi lần nhớ cha mẹ thì lấy ra nhìn. Cảnh mưa đêm được đạo diễn Ngọc Duyên đưa vào tiết mục ở cảnh người mẹ chết trong cơn lũ và cảnh 2 người con hối hận nhận ra lỗi lầm của mình. Tiết mục đã nhận được “cơn mưa” lời khen của ban giám khảo. Giám khảo NSƯT Trịnh Kim Chi xuýt xoa: “Ngọc Duyên luôn mang đến cho chị những cảm xúc không thể nào quên, từ sự thổn thức con tim trong vở kịch “Gõ 3 tiếng anh yêu em” đến cảnh mưa lũ trong tiết mục hôm nay đã mang đến cho chị cảm xúc khó tả. Ngọc Duyên chọn dàn diễn viên tuyệt vời, nhất là chi tiết người tía gọi “Mình ơi” trong cơn lũ khiến cho chị nổi da gà”. Trong tiết mục, đạo diễn Ngọc Duyên đã sử dụng loạt ca khúc: Chuyện đêm mưa (Quang Thảo), Tình cha (Đình Toàn), Con gái của mẹ (Phương Dung), Kiếp nghèo (Đình Toàn), Chuyện tình không dĩ vãng (Phương Dung). Ca sĩ Phi Nhung khâm phục cách đạo diễn Ngọc Duyên xử lý nhạc, chọn câu hát hợp với nội dung. Giám khảo NSƯT Công Ninh: “Cách xử lý nhạc Bolero trong kịch thông minh, thường người nghe nhạc sẽ thấy Bolero sướt mướt, ủy mị nhưng Ngọc Duyên xử lý nhạc ở 2 khía cạnh, 2 hình thức, 2 cảm xúc là hài và bi. Ngọc Duyên xử lý chi tiết gia đình trên chiếc thuyền thúng lênh đênh trong cơn mưa lũ dữ dội, đã thể hiện được sự hy sinh của người cha mẹ cho con của mình. Tuy nhiên, việc xử lý cái chết của người mẹ không rõ, nếu như để người mẹ bơi trong dòng lũ để lấy hộp cuống rốn bị trôi và trao lại cho người cha rồi chết thì sẽ cảm động hơn”. Giám khảo Kim Phương cũng đồng ý với góp ý của NSƯT Công Ninh về xách xử lý chi tiết cái chết người mẹ để chiếc hộp cuống rốn đúng là hộp gia tài. Đạo diễn Ngọc Duyên đạt 38,25 điểm (NSƯT Công Ninh: 9,5 điểm, giám khảo Kim Phương: 9,5 điểm, giám khảo NSƯT Trịnh Kim Chi: 9,25 điểm, giám khảo Phi Nhung: 10 điểm). Khác với những tiết nói về bi kịch của phụ nữ trước đây, tuần này đạo diễnVũ Trần mang đến một tiết mục nhẹ nhàng, dễ thương mang tên “Còn chút gì để nhớ?”. Tiết mục là câu chuyện tình yêu trong sáng, với những bồng bột, dại khờ của lứa tuổi học trò. Tiết mục có sự tham gia diễn xuất của diễn viên Mai Tài Phến, Dương Hồng Nhung, Duy Hòa, Gia Linh, Phi Nguyễn và Lê Thúy. Mai Tài Phến vào vai Bình – một học sinh cá biệt của lớp 12A3, nổi tiếng nghịch ngợm và ở lại lớp nhiều năm liền. Bình đem lòng thương cô giáo Thúy (Lê Thúy) – mộtgiáo viên trẻ mới ra trường, nhỏ hơn Bình 1 tuổi. Thúy có một tình yêu dang dở và lòng cô vẫn còn day dứt, chờ đợi người yêu của mình. Trong tiết học cuối cùng trước khi cả lớp nghỉ ôn thi tốt nghiệp, Bình đã chuẩn bị một bó hoa thật đẹp để tỏ tình với cô giáo nhưng chưa kịp tặng thì đã bị các bạnhọc phát hiện và hiểu nhầm là quà tặng cho Nhung (Dương Hồng Nhung) – hoa khôi của trường và là con gái của thầy hiệu trưởng. Nhung rất hạnh phúc vì cô yêu thầm Bình bấy lâu nay. Khi kết thúc tiết học, các bạn trong lớp ra về, Bình lấy cớ chưa hiểu bài để nhờ cô giáo hướng dẫn. Trong lúc nói chuyện, Bình bất ngờ hôn cô giáo, vừa lúcNhung, Linh (Gia Linh) và Phi (Phi Nguyễn) bước vào. Nhung nổi cơn ghen nên buông lời xúc phạm cô giáo. Đúng lúc đó, Thầy hiệu trưởng (Duy Hòa) đi ngang và chứng kiến sự việc. Lo sợ ảnh hưởng đến uy tín của trường và thanh danh của Thúy, lại không có thiện cảm với Bình, ông quyết định hạ hạnh kiểm đểBìnhkhông đủ điểm thi tốt nghiệp. Trước tình huống đó, Thúy đã nhận hết trách nhiệm về mình. Cô xin Hiệu trưởngcho mình chuyển trường để Bình được tiếp tục học. Cô biết, Bình là một người có hoàn cảnh đáng thương nên cậu mới nghịch ngợm, quậy phá. Điều quan trọng là cậu đang cố gắng, nỗ lực học hành nghiêm túc và đã đủ điểm để dự thi tốt nghiệp. Nếu ở lại lớp lần này nữa, Bình sẽ không còn cơ hội học tiếp. Do vậy, cô quyết định nhận thiệt thòi về mình và buộc Bình phải hứa là cố gắng thi đậu tốt nghiệp, xem như là lời cảm ơn mà cậu dành cho cô. Sau lần đó, Bình và cô giáo không còn gặp lại nhau. Nhiều năm sau, anh và các bạn nay đã trở thành những người thành công trong cuộc sống. Tất cả trở lại thăm trường cũ với những hồi ức về tuổi học trò của mình. Với Bình, anh không thể nào quên cô giáo Thúy – người đã giúp anh trưởng thành và sống khác đi. Và tình cảm của anh dành cho cô còn lớn hơn cả tình yêu, đó là tình thương, sự trân trọng dành cho người thầy của mình. Đạo diễn Vũ Trần cho biết trong tiết mục này, anh không nói về tình yêu giữa Bình và cô giáo. Tình cảm đókhông phải là tình yêu mà là một tình cảm thiêng liêng, loại tình cảm có thể giúp người ta thay đổi cả cuộc đời theo hướng tích cực và tốt hơn. Vẫn như các tiết mục trước đây, Vũ Trần khá khéo léo khi sử dụng các ca khúc bolero. Anh đã sử dụng các ca khúc: Lâu đài tình ái, Nỗi buồn hoa phượng, Tuổi học trò, Chủ Nhật này “trẫm” nhớ “ái khanh” không?, được thể hiện bởi các giọng ca nữ: Dương Hồng Nhung, Lê Thúy và Gia Linh. Cảnh mưa đêm trong tiết mục được đạo diễn Vũ Trần đưa vào ở cảnh cô giáo Thúy nhớ về mối tình dang dở của mình. Nhận xét về tiết mục, giám khảo Trịnh Kim Chi cho rằng tiết mục để lại nhiều cảm xúc, rất xúc động và Vũ Trần rất khéo léo trong việc chọn cảnh trí. NSƯT Công Ninh cũng tán đồng ý kiến của Trịnh Kim Chi về việc đạo diễn Vũ Trần xử lý không gian khéo léo, từ màu vôi đến bàn ghế của lớp học. Ông cũng ghi nhận sự đổi mới của Vũ Trần khi thoát ra được đề tài về người nông dân Nam Bộ mà anh theo đuổi xuyên suốt trong các tập trước. Ông khen đạo diễn trẻ đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình qua cách xử lý về hình thức và nội dung của vở kịch, đặc biệt là xử lý các ca khúc bolero. Tuy nhiên, ông chưa đồng ý cách xưng hô là “tui” của nhân vật Bình với cô giáo của mình, nghe có vẻ “hỗn”, bởi dù Bình lớn hơn cô giáo 1 tuổi nhưng trong bối cảnh của câu chuyện, người xem vẫn đang còn cảm giác hai nhân vật là thầy – trò với nhau, vừa kết thúc môn học mà chuyển cách xưng hô thì nghe có vẻ “hỗn”. NSƯT Trịnh Kim Chi cho rằng, ở góc độ phụ nữ, chị thích người nam thể hiện tình cảm mạnh mẽ và dồn dập như nhân vật Bình. Nghệ sĩ Kim Phương nhận xét Vũ Trần đưa bài hát vào rất ngọt, xử lý “mise – en – scene” (dàn cảnh) sân khấu rất đẹp, dễ thương. Bài nhạc kết đưa vào rất ngọt! Nữ ca sĩ Phi Nhung khen đạo diễn Vũ Trần đưa vào rất hay và đồng quan điểm với Trịnh Kim Chi về sự mạnh mẽ của người đàn ông. Tiết mục của đạo diễn Vũ Trần nhận được 38,75 điểm (Ca sĩ Phi Nhung: 10 điểm, NSƯT Công Ninh: 9,5 điểm, nghệ sĩ Kim Phương: 9,5 điểm, NSƯT Trịnh Kim Chi: 9,75 điểm). Với số điểm cao nhất, đạo diễn trẻ Vũ Trần đã giành chiến thắng trong tập chủ đề “Mưa đêm”. Anh nhận được phần thưởng là 10 triệu đồng. Tập tiếp theo của Kịch cùng Bolero có chủ đề “Cô đơn” sẽ phát sóng vào lúc 21h thứ Hai ngày 24/7 trên kênh THVL1. Minh Nguyễn