Thẩm Thúy Hằng môi cánh hồng, mắt bồ câu, Thanh Nga thắt đáy lưng ong, Túy Hồng thanh tao, duyên dáng… là những giai nhân tuyệt sắc của Sài Gòn một thời. Trong bộ sách “Sài Gòn – Chuyện đời của phố” tập ba vừa phát hành, tác giả – nhà báo Phạm Công Luận dành phần phụ lục đăng các bức chân dung nghệ sĩ một thời của Sài Gòn. Các bức ảnh này một phần do ông Đinh Tiến Mậu chụp, một phần là ảnh tư liệu của tác giả sưu tầm. Trong ảnh là diễn viên điện ảnh Thẩm Thúy Hằng. Bà sinh năm 1940 và là biểu tượng sắc đẹp một thời của làng sân khấu – điện ảnh Việt Nam – Ảnh tư liệu Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh. Bà sinh năm 1937. Kiều Chinh từng tham gia hàng loạt phim nổi tiếng trong và ngoài nước, có cả tác phẩm của Hollywood – Ảnh tư liệu Khi thực hiện bộ sách kể chuyện về Sài Gòn, Phạm Công Luận có cơ duyên gặp gỡ ông Đinh Tiến Mậu – chủ tiệm ảnh Viễn Kính nổi tiếng một thời của thành phố. Ông Mậu thường rửa và phóng lớn các bức ảnh chân dung đẹp để trưng bày trước cửa hiệu của mình. Nhiếp ảnh gia đã đồng ý để tác giả Phạm Công Luận đưa nhiều hình ảnh này vào sách. Chân dung nghệ sĩ Thanh Nga được ông Đinh Tiến Mậu sử dụng kỹ thuật chụp ghép ảnh của thời đó Bạch Yến sinh năm 1942. Lúc chín tuổi, Bạch Yến đã làm quen với âm nhạc. 14 tuổi, bà bắt đầu con đường ca hát. Năm 1965, Bạch Yến sang Mỹ hát cho “Ed Sullivan Show”. Năm 1978, bà kết hôn với con trai Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê là ông Trần Quang Hải. Hiện bà và chồng định cư ở Pháp nhưng thường về nước để hoạt động âm nhạc. Ca sĩ Bạch Yến – Ảnh: Đinh Tiến Mậu Các bức ảnh 1960, 1970chân dung mỹ nhân Sài Gòn một thời trong sách của Phạm Công Luận được chụp trải dài từ thập niên 1950 đến Chân dung ca sĩ Giao Linh thời trẻ qua ống kính Đinh Tiến Mậu. Giao Linh sinh năm 1949. Trước năm 1975, bà được báo giới Sài Gòn đặt biệt danh “nữ hoàng sầu muộn” do giọng hát và phong cách trầm buồn. Hiện tại, bà vẫn thường về nước hoạt động âm nhạc. Nghệ sĩ Kim Cương. Ảnh tư liệu. Kim Cương sinh năm 1937. Bà là con gái của ông Nguyễn Phước Cương – bầu gánh hát Đại Phước Cương và Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam. Bà được mệnh danh là “kỳ nữ” của giới sân khấu Việt Nam. Năm 2011, Kim Cương được trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Nghệ sĩ sân khấu Túy Hồng. Ảnh: Đinh Tiến Mậu. Nghệ sĩ sân khấu Bạch Lê. Bà sinh năm 1951, là con gái của Nghệ sĩ Nhân dân Thành Tôn và là chị gái của Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc. Ảnh: Đinh Tiến Mậu. Ca sĩ Trúc Mai. Ảnh: Đinh Tiến Mậu. Bà từng là ca sĩ nổi tiếng một thời của phòng trà xưa ở Sài Gòn. Bà không chỉ có một giọng hát ngọt ngào, ấm áp mà còn là chinh phục khán giả với vẻ đẹp yêu kiều, quý phái. Nhiều khán giả gắn giọng hát của bà với nhạc phẩm “Hàn Mặc Tử” (Trần Thiện Thanh). Ca sĩ Hà Thanh (1937 – 2014). Ảnh: Đinh Tiến Mậu. Bà là ca sĩ Việt Nam thành danh ở Sài Gòn trước năm 1965. Thi sĩ Bùi Giáng từng làm thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà. Ca sĩ Lệ Thu. Ảnh: Đinh Tiến Mậu. Bà sinh năm 1943 và là một trong những giọng ca nổi bật của nền tân nhạc Việt Nam. Hiện nay Lệ Thu ở Mỹ. Bà thường về nước ca hát. Theo Thất Sơn / VNE