Là nghề nhạy cảm và còn nhiều định kiến nhưng mẫu khỏa thân luôn được xem là nghề mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và hấp dẫn mà nhiều người hằng mơ ước. Kỳ 2: “Luật bất thành văn” Bí ẩn chưa từng được tiết lộ về nghề người mẫu ảnh “nuy” (kỳ 1) Nghề của lòng tin Như đã trình bày ở kỳ trước, đây là nghề mà bất kỳ “gái xinh, trai đẹp” nào có ngoại hình và nhan sắc nhích hơn thiên hạ một xíu đều có thể dễ dàng trở thành người mẫu ảnh khỏa thân. So với các nghề khác, nghề mẫu khỏa thân đang là nghề “ăn khách” và có sức hút kỳ lạ nhất đối với giới trẻ hiện nay. Tất cả người mẫu khi nhận lời chụp hình khỏa thân đều chỉ thông qua điện thoại và cũng tin tức nhau thực hiện. Chính vì sức cuốn hút vô hình của nó mà không ít người đã bất chấp tất cả để được “may mắn” đứng vào hàng ngũ người mẫu khỏa thân. Chính vì thế mà hầu hết các người mẫu hiện nay khi thực hiện các bộ ảnh khỏa thân chỉ làm việc với nhau bằng sự tin tưởng, mối quan hệ thân quen mà mình có nên không có sự ràng buộc nào. Trong quá trình chụp ảnh khỏa thân, có thể do bất cẩn, những điểm “nóng” trên cơ thể người mẫu vô tình hoặc cố ý lọt vào ống kính của các nhiếp ảnh. Thế rồi,… Thời gian gần đây, chuyện những hình ảnh “nóng” của mẫu được đưa ra “mổ, xẻ” đang trở thành tâm điểm dư luận. Đơn cử là bộ ảnh “Hotgirl thổ dân” của nhiếp ảnh Ngọc Trần với những bức ảnh đầy “mát mẻ” của cô bé nữ sinh nay mới 16 tuổi. Bộ ảnh có sức lan truyền chóng mặt trên cộng đồng mạng, khiến cô gái gặp rất nhiều phiền toái từ áp lực gia đình và xã hội. Trong tâm thư mới đây, cô bé nữ sinh 16 tuổi bức xúc khi cho rằng chính nhiếp ảnh là người có động cơ xấu, lợi dụng bộ ảnh nhạy cảm kia “để kiếm về danh tiếng, đôi khi có cả lợi nhuận…” khi chưa có sự đồng ý. Theo người mẫu Võ Thị Thu Hoa (21 tuổi, TP Hồ Chí Minh, 2 năm trong nghề) chia sẻ: “Đa số nhận lời làm mẫu chụp hình đều thông qua những cú điện thoại. Người liên hệ có thể là trung gian, hoặc có thể là đích thân nhiếp ảnh, hoặc người quen biết giới thiệu. Cứ thế, giữa người mẫu và nhiếp ảnh đều tin tưởng nhau mà cùng hợp tác để cho ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp.” Diễn viên Hoàng Kỳ Nam tâm sự: “Vì là nghề nhạy cảm nên rất dễ bị lợi dụng nên cần phải thận trọng khi nhận lời.” Là một nhà văn hóa, đồng thời cũng là nhà nhiếp ảnh về đề tài đồng bào dân tộc miền núi “tắm tiên”, từng xuất bản tập sách ảnh có nội dung tương tự, Tiến sĩ Trần Tấn Vịnh cho rằng: “Các nhà nhiếp ảnh theo trường phái chụp ảnh khỏa thân họ thường có những qui định, qui tắc, ứng xử riêng của họ với công chúng và người mẫu. Đó là không tầm thường hóa nghệ thuật, giữ được danh giá cho người mẫu, không công bố tác phẩm một cách tùy tiện. Họ phải tự mình thẩm định tác phẩm một cách nghiêm khắc trước khi công bố.” “Có thực mới vực được đạo” Là một nghề trong xã hội nhưng dường như nghề mẫu khỏa thân không danh giá, không được xem trọng và luôn sống trong nỗi lo thường trực trước “miệng lưỡi” thị phi từ mọi người xung quanh. Họ đến với nghề vì nhiều nguyên do. Có người vì đam mê, có người vì tiền, lại có người vì cả đam mê lẫn tiền. Tuy nhiên, trong hàng nghìn, hàng vạn người mẫu khỏa thân liệu có mấy ai sẵn sàng “cởi đồ” hy sinh vì đam mê, sẵn sàng “cởi đồ” sống vì đồng tiền. Khi được hỏi, nhiều người mẫu vẫn luôn sống trong ảo tưởng khi khẳng định: Tất cả đều vì đam mê nếu vì tiền thì chắc chắn sẽ không có ai có thể sống được bằng nghề này – một nghề còn bị quá nhiều định kiến và chưa được xã hội ủng hộ. Tuy vậy, dù là đam mê hay tiền nhưng nếu như không có sự can đảm và tâm trong sáng sẽ không bao giờ chấp nhận “sống chết” với nghề. Bộ ảnh “Nữ thần Rắn” của người mẫu Thu Hoa. “Tuỳ theo mối quan hệ và mức độ thân thiết giữa người mẫu và nhiếp ảnh nên hầu hết ở họ đều có sự hợp tác có lợi cho cả 2 bên dù ít hay nhiều. Cứ thế, người mẫu khoả thân cần phải biết về chủ đề, thời gian và đia điểm của nhiếp ảnh để thể hiện đúng và đủ những yêu cầu cần có, cần biết gợi cảm đến đâu, biết điểm dừng để người xem cảm nhận được cái đẹp và quan trọng hơn đó là nền tảng để đưa ra mức giá hợp lý.” – Make up Nguyễn Tuấn Anh cho hay. Dưới góc nhìn của nhà biên kịch, nhà văn, nhà báo Nông Huyền Sơn đã thẳng thắn cho rằng: “Nghề nào cũng cần có tiền thù lao. Nghề nào cũng cần sự đam mê. Không thể lợi dụng sự đam mê của người mẫu mà không trả phí thù lao. Có thực mới vực được đạo. Đó là sự thật hiển nhiên…” “Người mẫu có vài điểm nhạy cảm như những vết sẹo không mong muốn, những góc nhìn phô bày tính dục, những tư thế tục tĩu… Vì thế, giữa người nghệ sỹ khai thác hình thể mẫu khỏa thân và người mẫu phải xem trọng việc cam kết để tránh tranh chấp bản quyền, tránh việc nghệ sỹ trá hình sử dụng hình ảnh người mẫu cho mục đích không lành mạnh. Hợp đồng là cơ sở pháp lí quan trọng cần có khi tiến hành chụp ảnh khỏa thân.” (Nhà biên kịch, Nhà văn, Nhà báo Nông Huyền Sơn) Theo tintuc.vn (skcd.com.vn)