Dẫu bị xem là bộ phim có các phân cảnh nóng táo bạo nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới, thế nhưng không thể phủ nhận giá trị lịch sử và nghệ thuật được “L’amant” (Người Tình) tái hiện một cách xuất sắc qua các cảnh quay chân thực tại Sài Gòn, Việt Nam – Đông Dương thuộc địa thời bấy giờ. Loạt ảnh tuyệt đẹp về phố phường Sài Gòn năm 1965 Sài Gòn có thêm mùa hoa kèn hồng Theo chân cuốn tự thuật cùng tên của nữ văn sĩ người Pháp Marguerite Duras, L’amant (Người Tình) đưa người xem trở về một Sài Gòn ẩm ướt và nóng hừng hực 35 độ của thập niên 20 thế kỷ trước. Bộ phim là một câu chuyện tình yêu đầy nhục cảm nhưng cũng khiến người xem không ngừng trăn trở. Góc yêu bí mật giữa lòng Chợ Lớn của Sài Gòn Bộ phim được thực hiện trong 4 năm và chính thức công chiếu năm 1992 trên toàn thế giới mà Việt Nam là quốc gia đầu tiên được xem phiên bản chính thức bằng tiếng Pháp. Người Tình cứ chạy tới chạy lui với những phân cảnh của một Chợ Lớn ồn ào và một Sài Gòn hoa lệ. Cứ sau giờ học là cô gái Pháp lại lén đến khu xóm nhỏ nơi Chợ Lớn và lao vào nhục cảm cùng người tình. Người xem có thể khó chịu bởi nhịp phim đều đều và cảnh quay quen thuộc, thế nhưng với những ai có đủ kiên nhẫn xem từng phân đoạn nhỏ nhất của phim, sẽ nhận ra một câu chuyện tình yêu ngang trái và giằng xé tột cùng trên thế gian này. Bởi lẽ, giữa cái tấp nập ấy, hai người họ chỉ là một phần tử nhỏ bé, chẳng thể nào chống chọi lại số phận của mình. L’amant (Người Tình) là một bộ phim nước ngoài thấm đẫm chất Việt Nam. Ban đầu, đạo diễn Annaud đã định chọn một quốc gia châu Á khác như Malaysia, Thái Lan, Philippines, những nơi có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn để quay phim. Thế nhưng cuối cùng, ông vẫn phải quay lại nơi đây vì cảm thấy phải là Sài Gòn, phải là Việt Nam mới diễn tả được cái không khí thuộc địa mà Marguerite Duras miêu tả trong tác phẩm của bà. Bến Nhà Rồng, khách sạn Majestic, trường THPT Lê Hồng Phong và Lê Quý Đôn, chợ Bình Tây, bến Mễ Cốc, Thảo Cầm Viên, vòng quanh khu Độc Lập… thời thuộc địa đều được tái hiện qua những thước phim đẹp đến nao lòng. Tu viện Thánh Paul (Cũ) tại góc đường Tôn Đức Thắng giao Nguyễn Hữu Cảnh. Sau gần hai tiếng đồng hồ, bộ phim kết thúc, người xem mới vỡ òa vì một Sài Gòn lãng mạn và “rất Âu” như thế đã từng tồn tại. Cả cái cuộc sống chộn rộn và đầy sắc màu của những con người Việt Nam thời cũ cũng là một điểm nhấn không thể nào bỏ qua. Những khán giả đam mê màu sắc hoài cổ chắc chắn phải một lần nghiền ngẫm từ đầu đến cuối bộ phim này. L’amant như là một mối tình xuyên suốt không hồi kết, chát chát, say say như vị rượu, bởi có chăng chính nữ văn sĩ đã viết nên tác phẩm của mình ngay trong cơn say. Điều đó không ai có thể biết được. Nhưng, có một điều chắc chắn rằng, dù qua bao lớp lớp thời gian nữa, Người Tình vẫn khiến khán giả mọi thời đại say, say với cái tình, say với chính cái cảnh rất Sài Gòn, rất Đông Dương mà chẳng khi nào có thể tìm thấy ở bất kì đâu được nữa. Theo kenh14