Dọc đường Nguyễn Huệ, TP.HCM, không ít căn nhà được rao thuê với giá 500-600 triệu/tháng. Những mặt bằng có diện tích nhỏ hơn cũng có giá từ gần 100 triệu đến 250 triệu đồng/tháng. Dự án căn hộ tại Long Biên có hơn 400 khu vườn thẳng đứng giữa không trung Đề án mới về việc mở rộng phố đi bộ tại trung tâm quận 1 được đánh giá là có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh, buôn bán của khu vực nhờ việc tăng lưu lượng du khách và người dân trong TP đến chi tiêu. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khẳng định mô hình này cũng là nguyên nhân chính đẩy giá giao dịch bất động sản lên cao. Đi dọc đường Nguyễn Huệ, không ít căn nhà được rao thuê với giá 500-600 triệu đồng/tháng. Những mặt bằng có diện tích nhỏ hơn cũng có giá từ gần 100 triệu đến 250 triệu đồng/tháng. Thậm chí, tại chung cư 42 Nguyễn Huệ nổi tiếng vốn thu hút giới trẻ và khách du lịch, các căn nhà cũ có diện tích khoảng 40-50 m2 cũng có giá thuê mỗi tháng khoảng 20-50 triệu đồng tùy vị trí. Con đường có doanh thu gần 12 tỷ đồng/ngày dịp cuối tuần Theo quản lý của một quán cafe tại lầu 6 của chung cư này, do có ban công lớn có thể ngắm toàn cảnh phố đi bộ Nguyễn Huệ đông vui, dịp cuối tuần từ tối thứ 6 đến hết tối chủ nhật là thời điểm đông khách nhất. Nhóm khách hàng chính đến khu vực phố đi bộ là nhân viên văn phòng, giới trẻ và gia đình. Chính vì vậy, những cửa hàng kinh doanh F&B, thời trang thường tập trung tại đây, tạo thành một quần thể “khu ăn uống, mua sắm” với hàng trăm thương hiệu. Theo bà Xuân Phạm, Giám đốc Marketing JLL Việt Nam, nhờ truyền thống lịch sử lâu đời, các thành phố lớn của Việt Nam sở hữu khá nhiều tòa nhà di sản, chằng chịt những con hẻm nhỏ và hẹp. Các tòa nhà chung cư cũ trên trục đường Tôn Thất Thiệp, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi… luôn thu hút lượng người qua lại đông đúc. Những căn chung cư cũ có ban công bao trọn đường Nguyễn Huệ luôn được giới kinh doanh ngành F&B săn đón. Ảnh: Chí Hùng. Khu vực này đặc biệt chiếm được nhiều cảm tình của giới trẻ và khách du lịch nhờ sự nổi lên của các nhà hàng, quán cafe có phong cách trang trí độc đáo như hoài cổ, tối giản… Theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, lưu lượng người đi bộ trung bình trên đường Nguyễn Huệ là 3.300 người vào ngày thường và 6.600 người vào ngày cuối tuần. Cùng với đó, mức chi tiêu của người dân và khách du lịch vào ngày thường tại đây cũng lên đến khoảng 2,3 tỷ đồng/ngày và 11,8 tỷ đồng/ngày trong dịp cuối tuần. Phần lớn nguồn thu này đến từ chi phí khách sạn, ăn uống, mua sắm và vui chơi giải trí. Chính lưu lượng người tiêu dùng tập trung đông đúc khiến giá mặt bằng tại đây được đẩy lên mức cao nhất TP.HCM trong khoảng 5 năm qua. Số liệu của Savills Việt Nam cho thấy vào thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng nổ, giá thuê một căn nhà trên đường Nguyễn Huệ và các trục đường xương cá như Ngô Đức Kế, Tôn Thất Thiệp, Mạc Thị Bưởi… dao động 6.000-20.000 USD/tháng, giá thuê cũng ghi nhận tăng 50-100% chỉ sau vài năm. Chính vì vậy, không ít người dân sinh sống quanh khu vực này đã dần chuyển đi nơi khác để cho thuê lại mặt bằng, nhường chỗ cho các hoạt động thương mại, buôn bán. Chịu thất bại dù ở vị trí đắc địa Dịch Covid-19 là cơn ác mộng của ngành bán lẻ. Ngay trong đợi bùng dịch đầu tiên hồi tháng 3, khu trung tâm TP.HCM đã chứng kiến làn sóng trả mặt bằng nhà phố hàng loạt ở nhiều tuyến đường, trong đó có khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ. Nói với Zing, bà Trần Thị Thu Hà, quản lý bộ phậm bán lẻ của Savills Việt Nam, khẳng định ngay tại thời điểm chưa có dịch Covid-19, thị trường bán lẻ đã như một quả bong bóng sắp vỡ. Các cửa hàng dịch vụ ăn uống tại các tuyến đường gần phố đi bộ sầm uất như Ngô Đức Kế, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi,… luôn phải gồng gánh giá thuê cao hơn 30-50% so với các con đường khác. Khoản chi phí đầu tư cao này yêu cầu các đơn vị kinh doanh có nguồn thu lớn để duy trì và đảm bảo lợi nhuận. Thời điểm trước dịch, các cửa hàng kinh doanh trong khu vực này diễn ra sôi động nhưng vẫn có sự cạnh tranh gay gắt. Nhiều đơn vị có doanh thu hòa hoặc lỗ vốn nhưng vẫn cố gắng cầm cự vì khoản đầu tư vào cửa hàng quá lớn. Trong đợt dịch thứ hai vào tháng 7 vừa qua, nhiều chủ nhà đã có các động thái nhằm hỗ trợ khách thuê như giảm giá mặt bằng 20-50% trong thời điểm dịch bệnh để giữ chân khách thuê cũ hoặc thu hút khách mới. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có tài chính yếu, doanh thu không đảm bảo theo kế hoạch khiến họ buộc phải bỏ cuộc dù nắm lợi thế khi sở hữu vị trí đắc địa. Ba mặt bằng liên tiếp trên đường Mạc Thị Bưởi, quận 1 đang tìm khách thuê mới. Ảnh: Chí Hùng. Thực tế cho thấy, không chỉ do Covid-19, việc giá mặt bằng tại TP.HCM neo ở mức quá cao đã gây ra nhiều bài học đáng tiếc cho giới kinh doanh. Việc đào thải vẫn diễn ra thường xuyên tại khu vực quanh phố đi bộ đối với những đơn vị bỏ số tiền quá lớn cho mặt bằng, trong khi mô hình hoạt động của doanh nghiệp chưa thực sự phù hợp, dẫn đến sự mất cân bằng giữa chi phí thuê nhà và doanh thu hàng tháng. Trước thông tin về đề án thành lập “siêu” phố đi bộ tại trung tâm quận 1 với quy mô lớn, cả giới chuyên gia và đầu tư bất động sản đều khẳng định, sự thay đổi theo hướng dịch vụ, thương mại này sẽ tiếp tục đẩy giá thuê mặt bằng và giá sang nhượng, giao dịch bất động sản trong phạm vi đề án tăng cao. Điều đó làm tăng thách thức cho giới kinh doanh vốn đang gồng gánh chi phí mặt bằng quá lớn. Một môi giới lâu năm tại khu vực quận 1 cho biết sau hai đợt dịch Covid-19, mặt bằng cho thuê tại đây còn trống khá nhiều nên sẽ khiến giá thuê tăng chậm. Tuy nhiên, về lâu dài, việc tăng giá thuê trong khu vực phố đi bộ là không thể tránh khỏi. Theo Zing