Tăng lãi suất mạnh nhất là ABBank, từ 0,1 – 0,4 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 9 tháng trở xuống. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng tăng lên 4%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng lên 5,5% và 9 tháng tăng lên 5,6%/năm. Mức lãi suất cao nhất của nhà băng này là 8,3%/năm ở kỳ hạn 13 tháng nhưng lãi suất này chỉ dùng cho tham chiếu các khoản vay. MB tăng lãi suất từ 0,15 – 0,2%/năm, cụ thể lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên 2,9%/năm, 6 tháng lên 4,4%/năm, 24 tháng 5,75%/năm, mức lãi suất huy động cao nhất là 6,6%/năm ở kỳ hạn 36 tháng. Các ngân hàng thương mại nhà nước có lãi suất tiết kiệm cao nhất 5,5%/năm Lãi suất trên thị trường cao nhất hiện nay thuộc về SCB với mức 7,6%/năm ở kỳ hạn 13 tháng, 7,3%/năm ở kỳ hạn 18 tháng trở lên và 6 tháng cũng ở khá cao 6,6%/năm. NAM A BANK có lãi suất cao nhất ở kỳ hạn 16 tháng ở 7,4%/năm trở lên, 6 tháng có mức 6,5%/năm. Ngân hàng Bản Việt có lãi suất cao nhất ở 6,8%/năm kỳ hạn 18 tháng trở lên, lãi suất 6 tháng ở 6%/năm… Trong khi đó, các ngân hàng thương mại nhà nước như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank có mức lãi suất thấp hơn, chẳng hạn kỳ hạn 1 tháng ở 3 – 3,1%/năm, 6 tháng 4%/năm, 12 tháng 5,5%/năm. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất giao dịch tiền đồng của các ngân hàng duy trì ổn định ở mức cao hơn gấp 3 – 5 lần so với năm trước. Lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm ngày 12.4 ở mức 2,11%/năm, 1 tuần 2,27%/năm, 2 tuần 2,4%/năm, 1 tháng 2,62%/năm, 3 tháng 3,21%/năm, 6 tháng 3,32%/năm. Doanh số giao dịch của các ngân hàng cũng tăng mạnh, như kỳ hạn qua đêm lên 191.939 tỉ đồng, 1 tuần lên 5.681 tỉ đồng, 2 tuần lên 8.815 tỉ đồng, 1 tháng lên 2.362 tỉ đồng… Theo: Thanh Niên