Rắc rối tư cách chủ đầu tư tại Dự án Palm City


Đứng tên trên hợp đồng là chủ đầu tư Dự án Palm City, quận 2, TP.HCM, nhưng khi khách hàng đặt cọc giữ chỗ muốn rút tiền đặt cọc, thì Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc lại thông báo, phải xin ý kiến của công ty khác!?

Moonlight Park View – dự án “Hot” nhất khu Tây xuất hiện

Bãi đỗ xe sinh thái trên cao ở dự án nghìn tỷ

Đường dây nóng Báo Đầu tư Bất động sản vừa nhận được phản ánh của một số khách hàng đặt cọc mua nhà tại Dự án Palm City, quận 2, TP.HCM về những rắc rối khi muốn rút lại tiền đặt cọc từ chủ đầu tư.

Dự án Palm City, quận 2 có nhiều chủ đầu tư cùng đứng tên hiện chưa triển khai, nhưng đã nhận đặt cọc giữ chỗ

Dự án Palm City, quận 2 có nhiều chủ đầu tư cùng đứng tên hiện chưa triển khai, nhưng đã nhận đặt cọc giữ chỗ

Cụ thể, trong phản ánh gửi tới Đầu tư Bất động sản, ông Nguyễn Vĩnh Châu, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết, ngày 11/9/2016, ông được nhân viên sàn bất động sản giới thiệu về Dự án Palm City. Khi tìm hiểu thấy vị trí dự án đẹp, phù hợp với tài chính, nên ông quyết định đặt cọc giữ chỗ 50 triệu đồng. Giấy nhận đặt cọc giữ chỗ với khách hàng ghi Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc là chủ đầu tư dự án.

Khi đặt cọc, nhân viên sàn của chủ đầu tư cho biết, đầu tháng 10 sẽ được chính thức biết căn hộ, diện tích và giá chính thức của dự án ông mua, vì đầu tháng 10, chủ đầu tư chính thức công bố dự án. Nếu khách không mua, từ 7 – 10 ngày sau đó, chủ đầu tư sẽ trả lại tiền đặt cọc giữ chỗ.

“Tôi không hiểu vì sao tôi mua và đặt cọc cho công ty Việt Nam, nhưng lại bắt tôi phải đợi phía Singapore chấp nhận mới trả lại tiền”- Ông Nguyễn Vĩnh Châu, một khách hàng đặt cọc mua nhà Dự án Palm City cho biết.

“Khi tôi lên bốc thăm căn hộ nhỏ với giá khoảng 2,6 tỷ đồng thì nhân viên sàn lại nói, những căn nhỏ đã có người mua, chỉ còn những căn lớn, nhưng nhu cầu mua của tôi để ở, nên chỉ mua những căn nhỏ vừa túi tiền. Do đó, tôi không chấp nhận mua và xin lấy lại tiền đặt cọc giữ chỗ”, ông Châu nói và cho biết, khi ông xin rút lại tiền đặt cọc, thì phía sàn giao dịch thông báo phải đợi xin phê duyệt từ phía công ty chính ở Singapore!?

“Tôi không hiểu vì sao tôi mua và đặt cọc cho công ty Việt Nam, nhưng lại bắt tôi phải đợi phía Singapore chấp nhận mới trả lại tiền. Sau nhiều lần tôi gọi điện tới chủ đàu tư, thì được phía chủ đầu tư hẹn ngày 9/12 sẽ thanh toán tiền đặt cọc”, ông Châu nói.

Ngoài ra, ông T.V.T, ngụ quận 2 cũng gửi đơn tới Báo Đầu tư Bất động sản phản ánh tình trạng như ông Châu. Ông T cho rằng, chủ đầu tư không chịu hoàn tiền đặt cọc cho người mua nhà nhằm mục đích khéo dài thời gian chiếm dụng vốn.

Theo tìm hiểu của Đầu tư Bất động sản, Dự án Palm City được chính thức giới thiệu ra thị trường từ ngày 15/10/2016, tới nay, dự án mới đang hoàn thiện nhà mẫu, chưa thi công. HIện cũng không thấy chỗ nào giới thiệu Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc là chủ đầu tư, mà theo giới thiệu, chủ đầu tư Dự án Palm City là Công ty Keppel Land Việt Nam, Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái và Công ty cổ phần Tiến Phước.

Theo lý giải của một luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM, có khả năng, sau khi góp vốn, liên doanh 3 công ty trên chuyển vốn cho một công ty thứ 4 để công ty này lập ra Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc, bởi nếu 3 công ty này trực tiếp lập Công ty Nam Rạch Chiếc thì pháp nhân sẽ phải là công ty cổ phần…

Do đó, mới có chuyện người dân mua nhà, nhưng chủ đầu tư lại không có quyền quyết định, mà phải gửi hồ sơ qua Công ty Keppel Land tại Singapore để xin ý kiến, bởi công ty này góp vốn lớn nhất.

Phân tích về việc nhiều chủ đầu tư chung một dự án đang diễn ra hiện nay tại thị trường bất động sản Việt Nam, luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, với hợp đồng ký là một chủ đầu tư, nhưng giới thiệu dự án lại là những công ty khác có uy tín đồng chủ đầu tư, khiến người dân nhầm tưởng về dự án này là do công ty lớn làm chủ đầu tư. Đây là sự lập lờ chủ đích của phía thực hiện dự án.

“Người mua cần kiểm tra pháp lý của dự án và chỉ ký kết giao dịch khi được Sở Xây dựng công bố dự án đủ điều kiện được giao dịch huy động vốn hoặc mua bán. Trong trường hợp không am hiểu về mua nhà ở tại các dự án, thì cần có sự hỗ trợ của các văn phòng tư vấn luật”, luật sư Phượng nói.

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản về việc khách hàng phản ánh chủ đầu tư chậm trả tiền đặt cọc giữ chỗ, đại diện Keppel Land Việt Nam cho biết, dự án có nhiều khách hàng xin lấy lại tiền đặt cọc và đã được công ty trả lại, tuy nhiên còn vài chục trường hợp chưa thể trả tiền đặt cọc do trong khi làm giấy tờ thủ tục, các môi giới chưa tuân thủ chặt chẽ yêu cầu điền mẫu giấy tờ của chủ đầu tư, nên tại biên nhận đặc cọ giữ chỗ, thông tin khách hàng có nhiều phần chưa chính xác.

“Hiện tại, việc hoàn tiền cho những khách hàng còn lại đang được thực hiện khẩn trương, nhưng do có một số khách hàng cần xác minh đúng thông tin để đảm bảo chuyển trả tiền đúng người. Hy vọng sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất”, đại diện Keppel Land Việt Nam nói.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: