Trên tờ The Times của Anh quốc số ra ngày 4 tháng 3 vừa rồi có một thông tin mà chúng ta sẽ phải suy ngẫm rất nhiều về nó. Đó là việc một số lãnh đạo các cơ quan an ninh quốc gia Anh quốc cáo buộc thẳng thừng Google và Facebook đang trục lợi từ hoạt động mại dâm ở những nhà thổ tự phát dã chiến, hiện tượng đang tràn ngập ở nước Anh. Đừng đem tình yêu lên mạng xã hội, không có hạnh phúc thật sự nào tới từ lượt like 8 trào lưu khiến mạng xã hội được phen dậy sóng trong năm 2016 National Crime Agency (NCA), cơ quan phòng chống tội phạm của Anh đã cho rằng các nền tảng mạng xã hội, vốn dĩ kiếm lời từ nội dung được người dùng kiến tạo, đã không kiểm soát các hoạt động quảng cáo cho mại dâm, môi giới mại dâm trên mạng xã hội và từ đó dẫn tới hành vi mua bán dâm diễn ra ở các nhà thổ, CLB massage tự phát dã chiến (pop-up brothels) tràn lan ở Cornwall, Cambridge, Swindon… nước Anh. NCA coi đây là một dạng “nô lệ tình dục thời công nghệ hiện đại” và cáo buộc thẳng thừng rằng “các nền tảng mạng xã hội là công cụ chủ đạo khiến vấn nạn buôn bán phụ nữ, nô lệ tình dục, chăn dắt mại dâm bùng nổ ở nước Anh”. Câu chuyện mà The Times đăng tải với các cáo buộc mạnh mẽ của NCA đã khiến chính thủ tướng Anh, bà Theresa May đã phải yêu cầu có ngay các báo cáo cụ thể và triệu tập cuộc họp nhằm đối phó với tình trạng này. Thậm chí, một nguồn tin từ một nhân vật cao cấp trong chính phủ Anh còn cho biết, rất có thể Thủ tướng Anh sẽ thông qua một điều luật để bắt buộc những người khổng lồ Internet như Google hay Facebook phải chịu trách nhiệm trước hành vi của những kẻ buôn người khi chúng sử dụng nền tảng của họ để mối lái nô lệ tình dục tới các khách hàng tiềm năng. Trong khi đó, ở Mỹ, các nhà làm luật cũng đã bắt đầu cứng rắn hơn khi chuẩn bị cho việc đưa ra những điều luật lật đổ thành trì “quyền ưu tiên miễn trừ” đối với các hành vi trục lợi từ những hoạt động phạm pháp trên mạng vốn được dành cho các nền tảng internet suốt 20 năm qua, bất chấp sự chống đối mạnh mẽ hàng tháng trời nay từ Hiệp hội Internet (Internet Association), một tổ chức được thành lập và đầu tư bởi chính Google, Facebook và các ông lớn internet khác. Tất cả những câu chuyện ấy là một bài học rất lớn đối với Việt Nam hôm nay, khi chúng ta có tốc độ cập nhật với thế giới rất nhanh ở kỷ nguyên 4.0 này. Một ví dụ đơn cử là nếu chúng ta lục lại thông tin giải trí tuần qua trên các trang mạng, chúng ta sẽ dễ dàng nhận được các đường dẫn “ca ngợi” bộ ảnh nude của vài ‘hot girl’ khá đình đám như A.P.T hay N.T. Những bộ ảnh nude đó, nếu nhìn bằng con mắt nghệ thuật bao dung nhất đi nữa, cũng không thể nào khiến chúng ta khẳng định chúng là ảnh nghệ thuật. Và việc chủ nhân của các bộ ảnh trên ban đầu phát tán chúng từ chính trang cá nhân của mình, để từ đó dẫn dụ các trang mạng rẻ tiền đội lốt báo chí đăng tải lại, có thể khiến chúng ta đặt câu hỏi “họ đăng tải với mục đích gì?”, một câu hỏi mà trong số đáp án của nó, người xem có quyền đưa ra một nghi vấn về mục tiêu không lành mạnh. Quay trở lại với tình hình Việt Nam mấy năm gần đây, gần như năm nào chúng ta cũng phát hiện các vụ mua bán dâm mà người bán là các ‘hot girl’ đội lốt nghệ sỹ, người mẫu, hoa hậu… Vậy thì trách nhiệm ngăn chặn trước của các nền tảng mạng xã hội đã được thực thi ra sao? Nên nhớ, rất nhiều lần facebook đã khoá hoặc tạm khoá các tài khoản đăng tải các hình ảnh nhạy cảm. Vậy thì tại sao lại có miễn trừ đối với một vài cá nhân nổi tiếng? Phải chăng, vì một cái dấu xanh (tick) chính chủ, phân biệt họ là người của công chúng nên họ được cấp một biên độ hành xử rộng hơn, dễ dàng dẫn tới hoạt động quảng bá mại dâm hơn? Theo cand