(2SaiGon) – Đẹp mắt và lãng mạn với những màn xiếc đu dây, đu cột và thăng bằng trên không, rùng rợn và đáng sợ. Việt Hương, Trấn Thành, Huỳnh Lập mở hội lô tô trên sân khấu “Kỳ tài thách đấu” Ngọc Sơn hướng dẫn Trường Giang điệu nhảy “huyền thoại” Với những tiết mục công năng đặc biệt như nuốt đinh sắt, đâm trường kiếm vào cuống họng, nhét cùng lúc 5 con rắn xuyên từ mũi xuống miệng,móc sợi xích vào mắt rồi treo hai xô nước nặng lắc lư, cho điện chạy qua người, tay không chặt vỡ bóng đèn…tập 2 của Kỳ Tài Lộ Diện vừa phát sóng vào tối 22/9 trên kênh THVL1 đã khiến cho khán giả sững sờ trước những màn trình diễn phi thường, đáng sợ nhưng cũng rất đẹp mắtcủa 9 nghệ sĩ trong bảng Xiếc Công Năng. Đàng sau những tràng pháo tay của khán giả dành cho những màn trình diễn tuyệt vời, Kỳ Tài Lộ Diện còn khiến khán giả xúc động trước chia sẻ của những thí sinh về quá trình tập luyện khổ ải, đổ máu cả trăm lần, cơ thể chi chít những vết thương, thậm chí có người đã bỏ mạng trước khi tập thuần thục những công phu đặc biệt. Danh hài Kiều Oanh đã bật khóc trên sóng truyền hình và ước rằng nếu có kiếp sau, thí sinh đừng làm nghệ sĩ xiếc – câu nói có thể đi ngược lại tiêu chí của một chương trình tôn vinh nghệ thuật xiếc Việt Nam – nhưng xuất phát từ tình cảm của nữ danh hài dành cho các nghệ sĩ xiếc. Tuy nhiên, dù máu có rơi, dù có thể mất mạng nhưng các thí sinh khẳng định nếu có chết, họ cũng muốn chết trên sân khấu, bởi đây không chỉ là nghề mưu sinh mà còn là đam mê và mong muốn được cống hiến cho khán giả những công phu, những kỳ tài của xiếc Việt Nam. Chương trình mở đầu với tiết mục đu cột trên không rất đẹp mắt của thí sinh điển trai Trịnh Thắng, người được mệnh danh là “hot boy” của chương trình. Trịnh Thắng sinh năm 1991 ở Ninh Bình, hiện là diễn viên xiếc của nhà hát Phương Nam. Anh từng học xiếc từ năm 13 tuổi, đã lưu diễn nhiều nơi trong và ngoài nước. Kỹ thuật điêu luyện cộng với gương mặt điển trai và thân hình “6 múi” mạnh mẽ đã giúp Trịnh Thắng tạo được ấn tượng tốt với giám khảo và khán giả. Giám khảo Kiều Oanh và Vân Sơn bất ngờ khi Trịnh Thắng thể hiện những động tác khó một cách nhẹ nhàng, mềm mại và lãng mạn nên tiết mục vừa mang đậm tính nghệ thuật vừa mang tính giải trí cao. Về phần chuyên môn, giám khảoKao Long(Chủ tịch Chi hội xiếc – Ảo thuật của Hội sân khấu TP.HCM)cho biết tiết mục trên không của Trịnh Thắng hoàn hảo, tuyệt vời, đòi hỏi công sức tập luyện căng thẳng. Ông đánh giá cao phong thái điềm tĩnh, sau khi thực hiện những động tác khó thì khi bước xuống Trịnh Thắng đã nở ngay 1 nụ cười rất tươi. Giám khảo Minh Tân (kinh nghiệm gần 40 năm trong nghề Xiếc Công năng, hiện đang là sư phụ của hơn 90% diễn viên Xiếc công phu tại Việt Nam) cũng đánh giá cao tiềm năng của Trịnh Thắng và chúc anh gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp. Tổng số điểm cho tiết mục của Trịnh Thắng là 38,5 điểm. Thí sinh Phước Bửu (Bình Dương) mang đến tiết mục thăng bằng trên thang rất dễ thương và đáng yêu. Anh vào vai anh công nhân xây dựng, nhân lúc giải laothể hiện những màn trình diễn hài hước vui nhộn để giải khuây như: đứng trên chiếc thang cao 2m, di chuyển thang theo vòng tròn, chui người qua vòng sắt nhỏ trên không, tung hứng lửa…Để tương tác với khán giả, anh cố tình lắc thang, tỏ ra hốt hoảng khiến khán giả hồi hộp theo. Được biết, Phước Bửu mồ côi từ nhỏ nên anh theo học nghề xiếc từ năm 13 tuổi để làm nghề mưu sinh. Đánh giá về tiết mục, danh hài Vân Sơn cho biết: “Xiếc đã khó, xiếc hài còn khó hơn”. Danh hài Kiều Oanh khen ngợi: “Ưu điểm của anh bước ra chưa diễn nhưng nhìn mặt đã quá dễ thương. Thường mọi người ráng đứng vững, còn anh đứng vững trên đôi chân run rẩy của mình, nhìn anh diễn là giò cẳng của Kiều Oanh muốn lọt ra ngoài vì sợ”. Về phần chuyên môn, sư phụ Kao Long nhận xét tiết mục thăng bằng làm cho khán giả hồi hộp, chỉ tiếc nếu như khi lên thang có thêm các động tác xoay thang, đánh thang và tăng tung hứng từ 3 quả lên 4 quả thì hiệu ứng cao hơn. Thí sinh Phước Bửu đạt tổng điểm là 36 điểm. Thí sinh Nguyễn Bá Đức (TP.HCM) đến từ Nhà hát Phương Nam dự thi với tiết mục xiếc ảo giác. Anh xuất hiện với 3 chiếc mặt nạ che kín phần đầu, tạo hiệu ứng thị giác cho khán giả ở mọi góc nhìn. Tiết mục của Bá Đức thể hiện kỹ thuậtxoay những vòng hình lưỡi liềm dạ quang, tạo nên những hiệu ứng đẹp mắt. Sư phụ Kao Long khen ngợi: “Hết sức tuyệt vời, trong kỹ năng biểu diễn ảo giác này đòi hỏi đôi bàn tay em phải nhuần nhuyễn, chính xác, cấu trúc bài tiết chế không sa đà vào động tác lâu khiến khán giả xem không chán mắt”. Nghệ sĩ Kiều Oanh cảm giác kỹ thuật của Bá Đức như vũ lụa: “Thường khi diễn các nghệ sĩ sẽ để lộ khuôn mặt để thể hiện cảm xúc nhưng Bá Đức hết sức lợi hại khi mang mặt nạ, không biểu hiện khuôn mặt mà đôi tay biểu diễn ảo giác lôi cuốn khán giả, đây là điều mà Kiều Oanh và Vân Sơn cũng chưa thể làm được điều đó”. Nghệ sĩ Vân Sơn đã lý giải rằng Bá Đức đeo mặt nạ để che bớt nét đẹp trai của mình, nếu không khán giả sẽ tập trung nhìn nét đẹp trai mà không để ý phần biểu diễn. Nghệ sĩ Kiều Oanh đã dí dỏm “đá xéo” Vân Sơn: “Người ta đẹp người ta che bớt còn đằng này xấu cứ đưa ra hoài”. Tổng điểm của thí sinh Bá Đức là 38 điểm. Thí sinh Nguyễn Văn Việt với nghệ danh Minh Long (TP.HCM) mang đến tiết mục xiếc công phu với màn đập cong thanh sắt bằng đầu, móc sợi xích đang gắn hai quả tạ nặng tổng 20kg vào mí mắt mà vẫn đủ sức dùng cổ uốn cong cây thương có đầu sắc nhọn… Đây đều là những tiết mục từng được anh biểu diễn nhiều nơi để mưu sinh và cũng từng rất nhiều lần đập cây sắt tét đầu và đâm cây sắc nhọn vào cổ bị rách nhưng anh tuyên bố nếu được chọn lại 10 lần nữa vẫn chọn theo nghề này. Anh rơi nước mắt cho biết khi đi diễn có nhiều khán giả hay nói những người làm nghề như anh thực hiện những tiết mục giả nên Minh Long tham gia chương trình Kỳ Tài Lộ Diện vì muốn chứng minh cho khán giả cả nước biết những người làm xiếc công phu đã phải bỏ mạng ra để tập luyện. Danh hài Kiều Oanh và Vân Sơn đã lên sân khấu chia sẻ với sự hy sinh của Minh Long. Vân Sơn cho biết Minh Long đã phải ít nhất 100 lần đổ máuđể tập luyện các tiết mục nên cổ anh mới có nhiều vết sẹo chai cứng. Danh hài Kiều Oanh cũng khẳng định những cây sắt rất nặng và quá trình tập luyện là 1 sự hy sinh lớn chứ không có gì là giả dối cả. Sư phụ Kao Long khen dàn dựng tiết mục hiệu quả, kỹ thuật biểu diễn chính xác và hoàn hảo. Nghệ sĩ Minh Tân là thầy của thí sinh Minh Long đã cho biết phần diễn tốt nhưng đúng ra cây sắt phải làm ngắn lại để khi đập đầu có đủ lực làm tăng độ cong hơn. Thí sinh Minh Long đạt tổng điểm là 38,5 điểm. Từng là nghệ sĩ nhảy Hip Hop đường phố, thí sinh Lê Minh Hải (TP.HCM) gặp được một người thầy dạy xiếc, thấy nghề xiếc phát triển nên anh quyết định theo nghề mưu sinh. Trong chương trình, Lê Minh Hải khiến khán giả choáng váng với màn biểu diễn nuốt liên tục 2 viên bi sắt rồi nuốt cây kiếm thẳng, kiếm cong, kiếm Nhật sắc bén, kéo… Nghệ sĩ Vân Sơn nhận xét: “Em mang được nghệ thuật vào phần biểu diễn của em, dù những màn trình diễn không mới nhưng chịu khó sáng tạo. Thú vị nhất là em nuốt được trái bi sắt và đặc biệt đem được tính giải trí cho khán giả”. Sư phụ Kao Long cho biết riêng động tác nuốt kiếm Nhật hoàn hảo. Sư phụ Minh Tân cho biết phần nuốt bi sắt của Lê Minh Hải rất nguy hiểm thậm chí có thể bán mạng, nam thí sinh còn nâng cấp đẩy trái bi vào bao tử rất mới mẻ. Tổng điểm sau đêm thi của thí sinh Lê Minh Hải là 38,5 điểm. Đỉnh cao về độ “hãi hùng” của xiếc công phu trong tập 2 có lẽ là tiết mục của thí sinh Nguyễn Văn Hoàng với nghệ danh Hoàng Tân (TP.HCM).Với kinh nghiệp 19 năm theo nghề xiếc công phu, thí sinh Nguyễn Văn Hoàngđã nhét 5 con rằn lục từ mũi chui xuống miệng, dùng đinh đóng liên tục vào 2 lỗ mũi, sau đó tiếp tục dùng xích gắn vào mí mắt nâng 2 xô nước nặng, đồng thời nhét cùng lúc 6 cây kiếm nhọn vào miệng. Màn biểu diễn đã khiến cho nữ giám khảo Kiều Oanh nhiều lần xoay mặt đi không dám nhìn. Chị xót xa cho biết thí sinh Hoàng Tân không phải…người bình thường vì người thường không bao giờ thực hiện được những tiết mục như vậy. Hoàng Tân cho biết: “Khi vào nghề đã thề với Tổ nghiệp sống chết với nghề, dù có chết cũng phải chết trên sân khấu chứ không muốn chết ở ngoài đường”. Trước niềm đam mê quá lớn của Hoàn Tân, danh hài Kiều Oanh xúc động chia sẻ: “Kiều Oanh và anh Vân Sơn có cơ hội đi đây đi đó và đã xem nhiều người biểu diễn những tiết mục như thế này. Oanh rất tự hào vì không ngờ là ở Việt Nam cũng có nhiều người giỏi như vậy. Oanh hy vọng sau khi chương trình phát sóng, nhà sản xuất Truyền thông Khang sẽ giúp cho nhiều người biết đến những nghệ sĩ xiếc Việt Nam giỏi khủng khiếp như vậy”. Nghệ sĩ Vân Sơn cũng bày tỏ sự thán phục: “Quá kinh khủng khiếp, em đã mang lại cảm giác sợ hãi. Hoàng Tân đã vượt quá mức giới hạn của cơ thể 1 con người cho phép, không tưởng tượng được 1 con người có thể làm được như vậy, khẳng định trong nghề xiếc công phu không nhiều người làm được như em”. Về phần chuyên môn, sư phụ Kao Long nhận xét bài diễn của Hoàng Tân rất hoàn hảo. Sư phụ Minh Tân khen tiết mục nhưng nhắc nhở Hoàng Tân phần đâm nguyên bó kiếm vào họng dư thừa vì rất hại cho người diễn. Thí sinh Hoàng Tân đạt tổng điểm là 38,5 điểm. Thí sinh Phan Hồng Nhựt (Tiền Giang) nổi danh với tên gọi “Người điện” vì khả năng tiếp xúc và truyền dẫn điện mà không bị bất kỳ phản ứng nào. Anh dùng chính cơ thể mình làm vật dẫn điện như dùng lưỡi, mũi, mắt, tai dẫn điện sáng bóng đèn… Để đảm bảo khách quan và hấp dẫn, Phan Hồng Nhựt đã nhờ nghệ sĩ Vân Sơn lên chứng kiến và cắm điện khiến danh hài toát mồ hôi. Chia sẻ về khả năng đặc biệt của mình, Phan Hồng Nhựt cho biết năm anh lên 7 tuổi,một lần tình cờ cầm cây ốc vít chọc vào ổ điện chơi và không bị điện giật, anh mới phát hiện khả năng kì lạ của mình. Khi cơ thể khỏe thì dù nguồn điện cỡ nào có chạy qua người với anh cũng không hề hấn gì nhưng khi cơ thể yếu thì sờ vào nguồn điện nóng muốn phỏng cả tay. Đến nay anh vẫn chưa biết vì sao mình có khả năng này, anh chỉ biết có 1 điểm khác biệt là bàn tay anh trắng hơn bàn tay người bình thường. Nhờ năng lực siêu nhiên này, anh đã đi biểu diễn nhiều nơi trong cả nước. Anh cho biết cũng có một số người có khả năng đặc biệt như anh nhưng đều đã “sinh nghề tử nghiệp” khi chết vì điện. Gia đình không ai thích cho anh làm nghề này nhưng vì cuộc sống mưu sinh, làm được bao nhiêu cho vợ con thì làm, bởi đây là con đường ngắn nhất để kiếm tiền và cống hiến cho khán giả thấy chỉ có ở Hồng Nhựt. Đánh giá về tiết mục, sư phụ Kao Long cho biết tiết mục nguy hiểm nhưng cấu trúc và bài diễn của Phan Hồng Nhựt mang đến không khí vui, nhẹ nhàng. Tổng điểm của Phan Hồng Nhựt là 37 điểm. Thí sinh Trương Văn Thuận (Tây Ninh) học võ từ nhỏ để rèn luyện sức khỏe, lớn lên làm công an nhưng trong quá trình học võ anh quá đam mê xiếc nên quyết định theo nghề và trở thành nghệ sĩ xiếc công phu. Trương Văn Thuận đã thể hiện tổ hợp các màn trình diễn kinh dị như dùng đầu đập gạch, đập bóng đèn độc hại vào vai trần … Những mảnh vỡ đã làm cho cơ thể Trương Văn Thuận bị thương chảy máu nhưng anh vẫn hoàn thành phần thi. Nghệ sĩ Kiều Oanh nức nở trên ghế nóng: “Khi xem chương trình, Kiều Oanh lặng người vì sợ hãi và buồn. Nếu sau chương trình này em thành công và lộ diện thì song song đó là những đau đớn em sẽ gánh chịu hơn nữa. Biết là ngược ngạo nhưng Kiều Oanh ước kiếp sau em đừng làm nghề này nữa”. Trương Văn Thuận cho biết hiện nay anh đang cố gắng rèn luyện để trở thành huấn luận viên truyền bá võ thuật cho thế hệ mai sau và quần chúng. Nghệ sĩ Vân Sơn cho biết: “Anh thích tiết mục của em khi em mang đến không khí hồi hộp, sự đam mê liều lĩnh với bản thân để sáng tạo mang đến cho khán giả hình ảnh người đàn ông mạnh mẽ, những điều người đàn ông khác không làm được”. Về phần chuyên môn, sư phụ Minh Tân cho biết lực diễn của Thuận chưa đủ mức nên cố gắng để những động tác chỉn chu hơn. Tổng điểm của thí sinh Trương Văn Thuận là 36,5 điểm. Thí sinh Thanh Hoa đến từ Đoàn xiếc TP.HCM là thí sinh nữ duy nhất trong bảng Xiếc Công năng. Thanh Hoa tham gia đoàn xiếc từ năm 14 tuổi, đến nay đã được 13 năm. Với khuôn mặt xinh xắn và cơ thể dẻo dai, Thanh Hoa trình bày màn đu dây nhào lộn trên không nguy hiểm, thậm chí còn dùng răng giữ nguyên cả cơ thể rồi xoay liên tục trên không… Sư phụ Kao Long khen: “Tiết mục đẹp, đòi hỏi độ chính xác 100%, khuôn mặt đẹp, trang phục đẹp, tạo thành 1 tiết mục cống hiến cho khán giả hết sức tuyệt vời”. Nghệ sĩ Kiều Oanh khẳng định: “Phụ nữ tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng vẫn có thể làm được những cú ngoạn mục như vậy, có thể giết chết các chàng bằng những động tác điêu luyện trên không đầy nguy hiểm và quyến rũ”. Nghệ sĩ Vân Sơn khen Thanh Hoa giống nàng tiên bay lên trời, điểm thích nhất là em cắn răng vào dây xoay cả người, đây là tiết mục khó nhất Vân Sơn từng xem vì thường mọi người diễn hay dùng dây giữ cổ nhưng Thanh Hoa không dùng bất kì dụng cụ bảo hộ nào. Tiết mục của Thanh Hoa cũng khiến danh hài Vân Sơn nhớ lại ngày mình và sư phụ Kao Long còn tham gia trong đoàn tạp kỹ Hương Miền Nam (khoảng 1978 -1979). Trong đoàn có nữ diễn viên tên Hạnh diễn xiếc uốn dẻo trên vòng như Thanh Hoa. Tuy nhiên, thời đó kỹ thuật chưa phát triển, các phương tiện bảo hộ không an toàn và dây phải có người kéo lên cao. Trong 1 buổi diễn, cô Hạnh đang diễn uốn người trong vòng trên cao thì dây bị đứt và rớt xuống sân khấu, Vân Sơn đứng dưới sân khấu đã chạy lại đưa cô đi bệnh viện và hai ngày sau cô ấy tỉnh dậy và vẫn tiếp tục đi biểu diễn.Nữ diễn viên này về sau chính là người vợ đầu tiên của danh hài Bảo Liêm. Lúc đó, Bảo Liêm đang là diễn viên tấu hài của một đoàn khác và cũng thường sang đoàn Hương miền Nam chơi nên gặp gỡ và yêu cô Hạnh. Sau khi cả hai kết hôn một thời gian thì đi định cư ở Mỹ. Mặc dù là thí sinh nữ duy nhất trong bảng Xiếc Công Năng nhưng Thanh Hoa đã xuất sắc đạt 39 điểm, dẫn đầu đêm thi thứ 2. Kết quả của đêm thi bảng Xiếc Công Năng, 7 thí sinh bước vào vòng tiếp theo là Thanh Hoa, Trịnh Thắng, Nguyễn Bá Đức, Minh Long, Lê Minh Hải, Hoàng Tân, Phan Hồng Nhựt,2 thí sinh với số điểm thấp nhất là Trương Văn Thuận và Phước Bửu đã phải chia tay chương trình. Minh Nguyễn