Quyền lực ghế nóng đưa kịch “Bao giờ sông cạn” lên sóng truyền hình


(2SaiGon) – Với khả năng phân tích sắc sảo, tiến sĩ triết học Mai Diệu Anh đã dẫn đầu đêm thi chủ đề Thoại kịch của Quyền Lực Ghế Nóng – bảng Nữ, vừa được phát sóng vào tối ngày 25/10 trên kênh VTV3.

Trang Nhung mặt mộc cùng chồng con đến chúc mừng HH Thu Hoài

Lý Nhã Kỳ đẹp rạng ngời trên ghế nóng chung kết Miss Grand International 2017

Trong chương trình, các nghệ sĩ đến từ sân khấu Hoàng Thái Thanh đã tái hiện lại trích đoạn 4 của vở kịch Bao giờ sông cạndo nghệ sĩ Ái Như làm đạo diễn. Đây là vở kịch từng được NSƯT Hạnh Thúy chuyển thể vào năm 2009 từ truyện ngắn Dòng nhớ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Năm 2015, đạo diễn Ái Như quyết định dựng lại và công diễn vở Bao giờ sông cạn tại sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh và thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả. Vở kịch là câu chuyện trữ tình khốc liệt của những con người miền sông nước. Thông qua trích đoạn kịch này,4 thí sinh gồm Tiến sĩ triết học Mai Diệu Anh, Thạc sĩ ngôn ngữ học Mộng Tuyền, Á hậu Trang Thảo và giảng viên đại học Phan Tường Yên đã có những góc nhìn thú vị về thân phận người phụ nữ xưa và nay. Giám khảo của chương trình là NSƯT Chí Trung và giám khảo khách mời là NSND Lê Khanh.

1. Hau truong nghe si SK Hoang Thai Thanh va thi sinh

Nội dung vở kịch Bao giờ sông cạnxoay quanh câu chuyện bà Hai (Ái Như) từng trải qua nỗi đau mất chồng ở chính dòng sông nơi bà gắn bó. Niềm an ủi duy nhất của bà là cậu con trai tênChờ (Đoàn Thanh Tài). Vì đứa con trai duy nhất, bà Hai và người em chồng là chú Út (Thế Hải) đã bỏ nghề sông nước lên bờ sinh sống để Chờ được đi học như bạn bè cùng trang lứa. Mong muốn của gia đình là Chờ cưới Mai (NSƯT Tuyết Thu) như lời hẹn ước của bà Hai với người bạn ân nhân năm xưa, nhưng trớ trêu là Chờ chỉ coi Mai như chị gái, còn trái tim anh đã trao cho Thà (Hoàng Vân Anh) – người đàn bà từng qua một đời chồng nhưng bị ruồng bỏ, phải một mình chèo chống, buôn bán xuôi ngược trên sông. Chờ thương và yêu Thà, cả hai sống chung với nhau trên chiếc ghe của Thà và cả hai hạnh phúc chờ đứa con sắp chào đời. Do bà Hai định đoạt, Chờ bất lực phải cưới Mai nhưng ngay trong đêm tân hôn, Chờ đã bỏ xuống ghe vì hôm đó là ngày Thà sinh con.

2. Trich doan kich Bao gio song can (4)

Cả hai đặt tên cho đứa con trai là Đợi và chèo thuyền đi xa để sống bên nhau, trong khi đó, Mai vẫn ở nhà vò võ chờ đợi và chăm sóc mẹ chồng già yếu. Cũng từ đây, bi kịch của cuộc đời những người trẻ bắt đầu. Trích đoạn 4 được trình diễn trong Quyền lực ghế nóng bắt đầu từ đoạn bà Hai trở bệnh nặng, Chờ về thăm và chăm sóc mẹ. Sau khi Chờ trở về nhà, Thà đã cho ghe cập bến gần nhà bà Hai.Để Chờ không tiếp tục qua lại với người đàn bà đó, bà Hai một mặt sai Chờ đi gọi thầy thuốc đến thăm bệnh, mặt khác ở nhàbà nhờ Tư Mắm (Tuyết Mai) bắt cóc con trai của Thà.Tư Mắm lợi dụng lúc Thà sơ hở đã bắt đứa bé mang về cho bà Hai, Thà biết được đã đến nhà đòi con, cầu xin sự tha thứ từ bà Hai và Mai. Phần 1 của trích đoạn kết thúc với câu hỏi xé lòng của bà Hai: “Cô không thể xa con cô sao cô bắt tôi xa con của tôi?”.

2. Trich doan kich Bao gio song can (5)

Sau phần 1, thí sinh Trang Thảo đã chia sẻ những thông tin cô biết về vở kịch vì cô đã từng đi xem toàn bộ vở kịch này. Là thí sinh nữ duy nhất đến từ miền Bắc, khi xem vở kịch Nam Bộ, thí sinh Mai Diệu Anh đã phân tích: “Tôi thấy 3 người phụ nữ (bà Hai, Thà, Mai) chẳng ai có lỗi và họ đang làm đúng theo đạo của mình là làm thế nào để có được hạnh phúc. 3 người phụ nữ thì ai cũng thấy nhưng hình ảnh ám ảnh nhất với tôi là cái khăn. 3 người phụ nữ đều có cái khăn, chứng tỏ rằng mỗi người phụ nữ đều có bi kịch riêng và cần cái khăn để lau đi những dòng nước mắt của mình”. Dưới góc nhìn của thạc sĩ ngôn ngữ học, thí sinh Mộng Tuyền chú ý đến vấn đề ngôn ngữ trong kịch có rất nhiều ngữ âm địa phương miền Nam và chính nét Nam bộ đó đã gom mọi thứ lại thành 1 chữ “đời” trong kịch.Thí sinh Phan Tường Yên lại để ý đến hành động của các diễn viên trong vở kịch và cách bố trí đạo cụ trên sân khấu, tạo cảm giác lạnh lẽo, đơn độc cũng như hoàn cảnh Thà tới nhà lạy xin bà Hai tha thứ thì Mai ngồi trong góc bàn bó gối như thể chính cô là người thứ 3 trong chuyện tình oan nghiệt này.

2. Trich doan kich Bao gio song can (30)

Giám khảo NSND Lê Khanh cho biết: “Vở kịch có điều thú vị vì có nhiều nét đặc trưng, kết tinh tinh túy văn hóa vùng miền Tây Nam Bộ. Nhưng tôi trông chờ các bạn “xa nhà xa cửa” ngồi ghế nóng có thể nhìn thấy những điều hơn thế, nó đã hiện hữu rồi nhưng chỉ có điều chưa đi đến cùng thôi”. NSƯT Chí Trung thốt lên: “Tôi nghiêng mình thán phục 4 bạn nữ vì tôi căng óc nghĩ các vấn đề mới đang là mở, các diễn viên sẽ thể hiện thế nào, nối cảm xúc ra sao thế mà các bạn đã bình như đúng rồi”.
Phần hai của vở kịch là khi Chờ đến nhà thầy thuốcvề chứng kiến cảnh mẹ già đau khổ, người vợ danh chính ngôn thuận tủi thân, người đàn bà có con với anh đang quỳ dưới nền nhà cầu xin trả con. Khi nghe Chờ gọi Thà là vợ, bà Hai đã khẳng định bà chỉ có 1 cô con dâu là Mai và đau đớn nói “Đứa con dâu duy nhất đi cưới hỏi về thì bây giờ vẫn còn trinh trắng, cô là ai mà tay bế tay bồng”.

2. Trich doan kich Bao gio song can (39)

Bà ép Chờ thề không bao giờ được bước xuống ghe của Thà nữa bởi bà đã mất mát quá nhiều từ cuộc sống trôi nổi trên sông nước, bà chỉ mong bao giờ sông cạn để có thể đi tìm xương cốt của người chồng xấu số nhưng chưa được.Mai xin bà Hai trả con cho Thà nhưng bà cho biết nếu làm thế thì Mai sẽ mất chồng vĩnh viễn. Chú Út trách mắng kể từ ngày Chờ bỏ đi khiến mọi người trong nhà nghe đủ điều thị phi cay đắng và bà Hai không phải mới bệnh mà bà đã bệnh từ khi chồng chết mất xác trên dòng sông và trở nặng khi đứa con trai duy nhất bỏ xuống ghe sống cùng người đàn bà sông nước. Chờ đau khổ giữa tình và hiếu, giữa hai người vợ. Trong không khí gia đình rối ren, Mai đã van xin mọi người dừng lại mọi chuyện vì bà Hai đang bệnh cần nghỉ ngơi nhưng tất cả đã muộn, bà Hai đã chết trong uất ức. Chờ ôm mẹ trong đau khổ và thề không bao giờ xuống ghe theo Thà nữa…

2. Trich doan kich Bao gio song can (61)

Thông điệp trong“Bao giờ sông cạn” là câu chuyện không mới nhưng nỗi ám ảnh của những phận đời lại mang đến những day dứt, nỗi ám ảnh khôn nguôi cho người xem. Xuyên suốt trích đoạn kịch là những giọt nước mắt xót xa cho những phận đời lầm lũi miền sông nước. Nhưng bên cạnh những cái bi của vở kịch, nhân vật Tư Mắm và chú Út cũng đã phần nào làm dịu đi bằng sự duyên dáng qua những nét hài nhẹ nhàng, những tiếng cười rất đời .

Thí sinh Mộng Tuyền cho rằng vở bi kịch đã lấy rất nhiều nước mắt của khán giả, câu chuyện thân phận người phụ nữ đã cũ bởi từthế kỷ 18, thi hào Nguyễn Du cũng đã từng viết nên câu “đau đớn thay phận đàn bà”. Vấn đề trong câu chuyện là bi kịch chung được gói gọn trong chữ “Tình” và sự xung đột của hệ tư tưởng “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín”. Chờ chọn “Tình” thì vi phạm chữ “Hiếu”, bà Hai làm tròn chữ “Nghĩa” với ân nhân khiến cho cái “Tình” của con mình cắn đắng nhiều thứ. Về lý, Mai có hôn thú, có cưới hỏi nhưng xét trong câu chuyện tình thật sự thì Mai lại là người thứ 3. Thí sinh Phan Tường Yên cho rằng các nhân vật đã bị quá nhiều ràng buộc trong cái khung khiến họ không thể thoát ra được. Sẽ có nhiều bạn trẻ trong thời đại này cho rằng tại sao người phụ nữ không bỏ đi tìm kiếm hạnh phúc mới nhưng nếu soi chiếu vào vở kịch này gần như không có sự lựa chọn khác.

2. Trich doan kich Bao gio song can (71)

Vở kịch này cho cô thấy được trong mỗi người đều có 1 dòng sông đầy mất mát, tiếc nuối, lỡ làngvà hãy tìm cách sống với nó bởi nó không thể cạn được. Thí sinh Mai Diệu Anh nhận xét: “Bi kịch người phụ nữ được đẩy lên cao trào, xuất hiện khi có hình ảnh của nhân vật Chờ. Trong phân đoạn này, tôi chú ý đến diễn biến nội tâm của Chờ trước 3 người phụ nữ và cách giải quyết của anh là chọn đạo hiếu, truyền thống con người Việt. Theo tôi, 1 người con bất hạnh đó cũng chính là bất hiếu”. Thí sinh Trang Thảo là người từng xem vở kịch Bao giờ sông cạn nhưng trong phần nhận xét về tiết mục, Trang Thảo đã bị nhầm lẫn trong cốt truyện khi nói bà Hai trong quá khứ đã bị mất đứa con (lý ra là chồng). Không chỉ nhận xét tiết mục, Trang Thảo còn háttặng khán giả 4 câu hò Nam Bộ.

5. NSUT Chi Trung va NSND Le Khanh (4)

Trong hậu trường, nghệ sĩ Ái Như rất cảm động khi vở kịch được khán giả đón nhận và các quan điểm của các thí sinh đưa ra về vở kịch. Nghệ sĩ Đoàn Thanh Tài ấn tượng với phần nhận xét của thí sinh Mai Diệu Anh, là người Bắc nhưng Mai Diệu Anh đồng cảm với anh khi vở kịch không chỉ là bi kịch của người phụ nữ mà còn của người đàn ông. Nghệ sĩ Thế Hải cũng dành 1 phiếu cho nhận xét của Mai Diệu Anh. Với cương vị là đạo diễn, nghệ sĩ Ái Như đã rất bối rối khi phải cân nhắc và cuối cùng bà quyết định dành tặng 1 điểm cộng cho Mai Diệu Anh.

6. Thi sinh Trang Thao (4)

Ở vị trí giám khảo, NSND Lê Khanh rất hạnh phúc: “Cảm ơn chương trình đã đưa kịch trở lại những giá trị trong lòng khán giả, cảm ơn nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, nghệ sĩ Ái Như một đạo diễn và biên kịch tài năng, đặc biệt là dòng kịch tâm lý xã hội. Với tư cách của người làm nghề, đồng nghiệp, khán giả, tôi vô cùng kính phục, trân trọng tài năng diễn xuất, tình yêu nghệ thuật của các nghệ sĩ từ sân khấu của nghệ sĩ Ái Như và Thành Hội”. Đánh giá về các thí sinh, NSND Lê Khanh ấn tượng với thí sinh Tường Yên khi ví cuộc đời là dòng sông và phải sống chung với nó, thí sinh Mộng Tuyền rất bản lĩnh khi tìm ra cái quan trọng là xử lý vấn đề nhưng tiếc là chưa chốt được giá trị, thí sinh Trang Thảo phát hiện ra điển hình chung của người phụ nữ là cam chịu nhưng chưa rút ra được điều gì, thí sinh Mai Diệu Anh đã làm được 1 điều khó là gọi ra được đối tác của giới là nam giới và cuối cùng là hãy sống là mình, trong chừng mực nào đó phải hy sinh nhất định để có được hạnh phúc.

8. Phan Tuong Yen va Mai Dieu Anh (1)

Giám khảo NSƯT Chí Trung thừa nhận cá nhân mình không làm được những vở kịch như Bao giờ sông cạn vì anh không tin cuộc đời có những số phận nghiệt ngã như vậy nên rất nghiêng mình kính phục. Về các thí sinh, NSƯT Chí Trung nhận xét: “Tường Yên phân tích sâu được diễn viên diễn xuất, Mộng Tuyền phân tích được chữ “tình” chữ “hiếu” và góc khuất của bi kịch người phụ nữ. Còn với Trang Thảo, em thật khổ vì đây không phải là sở trường của em, chủ đề ca nhạc thì em tung tăng bay nhảy còn bọn anh lẹt đẹt như lũ vịt ở dưới, nhưng đến chủ đề xiếc – ảo thuật em tá hỏa và sang chủ đề Thoại kịch thì càng khó cho em. Với thí sinh Diệu Anh, tôi không đồng ý với phần nhận xét của giám khảo NSND Lê Khanh vì chủ đề là thân phận người phụ nữ, bi kịch mấu chốt đầu tiên nằm ở người nam giới, chúng ta không bàn điều đó nhưng tôi thích ý tưởng của em. Ý tưởng phải biết vượt qua số phận, tìm ra cho khán giả thông điệp, giải pháp vượt qua điều đó. Tôi đánh giá rất cao Diệu Anh và chấm 9,5 điểm”.

Kết thúc đêm thi chủ đề Thoại kịch, thí sinh Diệu Anh nhận được số điểm cao nhất 20,5 điểm, Tường Yên và Mộng Tuyền cùng đạt 17,5 điểm và Trang Thảo đạt 16,5 điểm. Tổng điểm của các thí sinh sau 3 đêm thi ca nhạc, ảo thuật – xiếc và thoại kịch là thí sinh Mộng Tuyền dẫn đầu với 113 điểm, kế đến là Mai Diệu Anh với 110,5 điểm, Phan Tường Yên 106 điểm và Trang Thảo 103,5 điểm. Với số điểm thấp nhất trong các thí sinh, Á hậu Trang Thảo đã phải chia tay chương trình Quyền lực ghế nóng 2017.

Minh Nguyễn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: