Tại TP. Hồ Chí Minh, vẫn còn khoảng 500 dự án ngừng triển khai từ lâu, nhưng chưa có cơ chế chính sách phù hợp để các dự án này sớm triển khai trở lại. TP.HCM xây công viên tầm cỡ quốc tế tại quận Thủ Đức Biệt thự trong khu đô thị nổi bật với tông màu cá tính Tại thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 500 dự án đô thị bị “đắp chiếu” vì gặp khó trong cơ chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng. Ảnh minh họa. Đây chính là nội dung trong báo cáo của Hiệp Hội bất động sản TP. HCM (HoREA), gửi nhiều cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh ngày 9/2/2017 mới đây. Lý do chính khiến 500 dự án ngừng triển khai và khó có thể triển khai sớm trở lại vì những khó khăn về cơ chế giải phóng mặt bằng. Theo HoREA, giải phóng mặt bằng là 1 trong 5 “điểm nghẽn” của thị trường bất động sản TP. HCM. Theo đó, việc thu hồi đất xây dựng các dự án đô thị trên địa bàn đều rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Thực trạng này khiến nhiều dự án không thể triển khai theo kế hoạch, nhiều dự án khác lại rơi vào tình trạng “da beo” vì doanh nghiệp không có đủ mặt bằng triển khai dự án. Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản TP. HCM, vừa qua, HoREA đã chính thức có văn bản kiến nghị bổ sung và sửa đổi một số điều của các Luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản. Trong số 16 kiến nghị gửi đến nhiều cơ quan chức năng, thì kiến nghị xử lý điểm nghẽn về giải phóng mặt bằng và thui hồi đất được HoREA đặt lên hàng đầu. Theo HoREA, để tháo gỡ điểm nghẽn về giải phóng mặt bằng và thu hồi đất, Luật Đất đai cần sửa đổi bổ sung Điều 62 trong việc xác định rõ thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phê duyệt đề án quy hoạch phát triển các khu đô thị mới, các khu vực chỉnh trang đô thị. Ngoài ra, việc giải phóng mặt bằng cần giao cho “Tổ chức phát triển quỹ đất” của các tỉnh, thành phố thực hiện thu hồi đất, thực hiện giải phóng mặt bằng, sau đó tiến hành đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư để đảm bảo minh bạch, công bằng, hạn chế tình trạng khiếu kiện như hiện nay, và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. HoREA cho biết, việc TP. HCM có đến 500 dự án bị ngừng triển khai, trong đó có nhiều dự án triển khai dở dang đang là “phần chìm của tảng băng hàng tồn kho”. Việc các dự án không thể triển khai khiến doanh nghiệp bị “chôn vốn”. Đặc biệt, các dự án vẫn không có lối ra vì gặp khó khăn từ chính sách thu hồi đất và bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay. Theo Thiều Quang (BizLIVE)