Những ngày cuối đời phải đối mặt với nỗi cô đơn, không chồng không con, các cụ cũng không có một mái nhà để che nắng mưa. Họ đi lang thang ngủ ở các vỉa hè, rồi may mắn được các sư cô đưa vào chùa nuôi dưỡng. Cụ bà gần 90 tuổi cả đời bán xôi chăm lo cho con cháu ở Sài Gòn Ước mơ cụ bà 82 tuổi ở Sài Gòn chỉ mong một lần về Huế Tiếng rao “Bánh ú đây” khắp ngõ Sài Gòn của người cha già Những chiếc giường nhỏ đủ một người nằm được đặt san sát nhau trong những căn phòng cũng bé không kém, những mái đầu bạc nằm cạnh nhau, tâm sự với nhau rồi chốc chốc lại buông những hơi thở dài cho những ngày còn lại. Các cụ – những con người lạc lõng giữa thành thị, không nhà không cửa, không gia đình, đôi lúc họ tưởng chừng đã chết lặng lẽ ở một góc đường, xó chợ nào đó giữa Sài Gòn… Những cụ bà không nơi nương tựa được chùa Lâm Quang cưu mang. Ngủ ngoài đường lạnh lắm! Ngôi chùa Lâm Quang nằm nép mình trong một xóm nghèo ở Bến Bình Đông (quận 8), tuy không bề thế như những ngôi chùa khác ở Sài Gòn, nhưng đã hơn 20 năm qua nơi này vẫn luôn là mái nhà chung của hơn 100 cụ bà neo đơn không nơi nương tựa Những chiếc giường được xếp san sát nhau để có chỗ cho các cụ nằm nghỉ. Sau giờ ăn trưa, khi mỗi người đều đã trở về giường của mình để nằm nghỉ, chúng tôi đến thăm các cụ để lắng nghe những tâm sự và trải lòng của họ. 136 cụ bà ở trong ngôi chùa này là 136 hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả họ đều có một điểm chung là không có chồng, không có con và không có nhà cửa. Mỗi cụ có một hoàn cảnh riêng, nhưng đều không có người thân và nhà cửa để sinh sống. Năm 1990, sư cô Thích Nữ Huệ Tuyến (Trụ trì chùa) về tiếp quản ngôi chùa Lâm Quang, thời điểm bấy giờ sư cô thấy có rất nhiều cụ bà ban ngày đi ăn xin, ban đêm lại vào sân chùa tá túc. “Tôi nghẹn lòng khi nhìn thấy những hình ảnh đó. Và rồi suy nghĩ rất nhiều, vì lúc mới về chùa mọi thứ còn rất khó khăn, thế nhưng tôi và các sư cô trong chùa đã thống nhất là sẽ đã đưa các cụ vào chùa để chăm sóc” – sư cô tâm sự. Một bức tranh mà các em nhỏ đã vẽ tặng các cụ. Thời gian đầu, các sư cô trong chùa vừa làm nhang đem bán, vừa nấu thức ăn chay kiếm thêm thu nhập để có tiền trang trải cho các cụ. Khi số lượng mỗi lúc một đông hơn, gánh nặng về tài chính lại thêm phần nhọc nhằn cho ngôi chùa nhỏ. Sư cô kể: “Chúng tôi tự lượng sức mình nuôi được bao nhiêu cụ thì sẽ nhận bấy nhiêu, chứ nhất quyết không đi đến từng nhà để xin tiền của các mạnh thường quân Tuy đã lớn tuổi nhưng các cụ vẫn cố gắng tự chăm sóc cho bản thân khi có thể. Nhưng rồi công việc ý nghĩa của các sư cô được nhiều người biết đến, về sau có nhiều mạnh thường quân tìm đến chùa để xin hỗ trợ. Các cụ cũng vì thế mà có cuộc sống đầy đủ hơn. Nhớ lại những ngày sống lay lắt ngoài đường phố, cụ Lê Thị Thanh (76 tuổi, Quảng Trị) nghẹn ngào kể: “Hồi chiến tranh gia đình lạc nhau hết, bà một mình vào Sài Gòn để mưu sinh. Không chồng không con, đến khi gần đất xa trời không còn sức khỏe để đi làm mướn kiếm sống nữa, bà đi nhặt ve chai rồi tối tìm đại một hiên nhà nào đó nằm ngủ. Trời khuya lạnh lắm, cứ mỗi đêm như thế lại cảm thấy tủi thân rồi rớt nước mắt”. Cụ Thanh nhớ lại những đêm nằm trên các vỉa hè lạnh lẽo và cô đơn. Ngừng một lát rồi cụ nói tiếp: “May mắn mà bà được các sư cô ở đây cưu mang, những ngày còn lại, được có bữa ăn no, có chỗ ngủ ấm, có những người bạn cùng hoàn cảnh để rủ rỉ cũng khuây khỏa phần nào”. Đôi bàn tay nhăn nheo, in hằn dấu vết của thời gian Có những thứ còn đáng sợ hơn cái chết Cũng có một số trường hợp đặc biệt, có cụ có gia đình có nhà cửa hẳn hoi, nhưng gặp phải những bất hạnh, hắt hủi của con cháu mà phải tìm đến cửa phật tìm chút bình yên. Cụ Trần Thị Nghi (72 tuổi) ngồi trầm tư như chẳng muốn kể lại câu chuyện quá đỗi buồn phiền của mình. Cụ có một con trai và hai con gái, các con của cụ tuy giàu có nhưng chính sự giàu sang khiến họ ghẻ lạnh với nhau, và rồi tình thân cũng dần biến mất. Sau khi chồng cụ Nghi qua đời, ba người con tranh giành nhau tài sản mà ông để lại. Họ bắt cụ viết di chúc, nhưng cụ không đồng ý, nên bị các con hắt hủi. Họ không còn quan tâm chăm sóc mẹ, mà chỉ chăm chăm giành khối tài sản, để rồi cụ Nghi buồn tủi bỏ nhà ra đi. May mắn cụ tìm được đến chùa Lâm Quang để nương tựa và quên đi những tủi nhục của gia đình. Giờ thì cụ đã có một nơi để tìm chút bình yên. Chùa có tổng cộng 4 căn phòng để các cụ nghỉ ngơi, những cụ quá yếu không thể tự sinh hoạt được thì sẽ có người chăm nom, những ai còn khỏe thì có thể tự lo cho mình. Mỗi ngày các cụ tham gia 3 buổi tụng kinh cùng các sư cô để cầu nguyện cho bản thân và mọi người. Cuộc sống cứ thế trôi qua, bình lặng. Chùa có 4 căn phòng để các cụ ở. Thời gian rảnh rỗi các cụ vẫn thường đọc kinh và nghe kinh để thư thả đầu óc. Những cụ đã qua đời, sẽ được hỏa thiêu để thờ tại chùa. Dù được sống trong sự quan tâm của các sư cô, cũng như thường xuyên có các đoàn khách đến thăm, nhưng các cụ vẫn luôn cảm thấy cô đơn giữa cuộc đời. Họ thèm lắm cái cảm giác được gặp lại người thân, những người ruột thịt máu mủ của cuộc đời mình. Nhưng có lẽ điều đó quá xa xỉ. Dẫu có một cuộc sống đầy đủ nhưng ai cũng thèm cái gọi là tình thân xa xỉ. Cụ Thạch Thị Sâm (88 tuổi, Hà Nội) hỏi tôi: “Con nhìn bà xem còn sống được bao lâu nữa?”. Tôi cười động viên: “Bà vẫn còn khỏe lắm! Còn sống lâu lắm!”. Cụ cười buồn: “Bà chỉ mong về với ông bà cho mau, sống lẻ loi, không chồng con, không họ hàng thân thích, cuộc sống này cũng không còn gì để luyến tiếc nữa rồi…”. Chúng tôi chào tạm biệt các cụ để trở về, các cụ chào với theo với ánh mắt luyến tiếc: “Lần sau lại đến chơi con nhé!”. Đường về nhà dường như dài hơn với bao suy nghĩ miên man, quả thật trong cuộc đời này, có một thứ còn đáng sợ hơn cái chết, đó chính là sự cô đơn. Theo kenh14.vn