(2SaiGon) Hơn bảy trăm trang xoay quanh những nghiên cứu về người đồng tính, tác phẩm “Người đồng tính và các thể người khác dưới ánh sáng khoa học thiên địa kinh” của tác giả Lê Văn Tuấn là sản phẩm kết tinh của sự lao động bền bỉ, nghiêm túc, những trăn trở, giằng xé lương tâm. Kể từ khi tác giả bắt đầu ý thức về mình, cũng là lúc ông bắt đầu ý thức về những người xung quanh, dù họ là những người cô đơn đi trong một chiều lạnh tanh, vắng ngắt hay họ không phải là người của xứ quê ông. Cũng có thể một người hoán tính cô đơn đổ vào bóng hoàng hôn lỡ nhịp, đổ cả cái nhợt nhạt, xanh xao, tê tái, dại khờ, cái mòn mỏi không lối thoát. Và cái đau không biết là đau, xót không biết là xót, cả cái thương không có nổi một chỗ để mà thương. Tác giả Lê Văn Tuấn không thể giải thích được vì sao ông lại đau đến thế, nỗi đau không thể gào lên cũng không thể chia sẻ, về thân phận người đồng tính (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender/transsexual people – LGBT ). Hình ảnh của người đồng tính và những hành động buồn thênh của họ biểu hiện ra trong khóe mắt, trong bước đi hững hờ hay trên khuôn mặt đờ đẫn u buồn cùng những âm thanh nhạt nhòa xót xa đẫm lệ. Nỗi thống khổ và sự đau buồn của họ luôn là cái dẫn dắt ông đi đến cùng của sự thật. Ông dần ý thức được sự thiếu thốn, nỗi khổ đau của mình chính là nỗi khổ đau của một bộ phận không nhỏ người LGBT. Trong muôn vàn sự khổ đau ấy, ông đã nhìn thấy sự đau đớn đến bế tắc của người đồng tính, người song tính, người hoán tính. Tiến sỹ Lê văn Tuấn, tác giả cuốn sách trả lời phỏng vấn báo chí Tự nhiên không chỉ sinh ra một giống một loài mà sinh ra muôn giống muôn loài. Những người đồng tính được sinh ra để phải gánh chịu đớn đau, nhiều lúc họ muốn chết nhưng không thể chết được. Và những em bé đồng tính tiếp tục chào đời, ngây thơ và trong trắng mãi cho tới một ngày bỗng biết mình là đồng tính. Đó là tự nhiên bắt buộc mà họ chẳng thể từ chối. Lê Văn Tuấn cho rằng, nỗi đau của trần thế bắt nguồn từ sự thiếu vắng của một học thuyết vĩ đại về loài người. Năm 24 tuổi, Lê Văn Tuấn đang say sưa sáng tác một ca khúc bên bờ hồ Tây thơ mộng, bất chợt có một người đàn ông tiến lại ngồi cùng chiếc ghế, rất gần và đưa ánh mắt chất đầy sóng “yêu” về phía Lê Văn Tuấn. Thoáng bối rối một phút, chợt ông hiểu ra, gật đầu và lặng lẽ rời ghế. Sau lần bắt gặp luồng “sóng điện” trái khoáy ấy, Lê Văn Tuấn không thôi trăn trở, dằn vặt về số phận tình yêu của những người đồng tính. Nó không khác gì so với tình yêu nam nữ, vốn là hai cực âm dương tự hút về nhau mà còn bị ngăn cản, cấm đoán và xem như tội đồ của cái thời học sinh bao cấp. Huống hồ những người đồng tính, tình yêu của họ bị xem là lạc loài, quái đản, càng lớn càng đau buồn. Họ không lý giải được về mình, đứng trước búa rìu dư luận, họ chẳng có lý lẽ nào để kêu ca. Họ phân vân, nghi ngờ chính bản thân mình. Đứng trước nỗi đau của người đồng tính, song tính, hoán tính, tác giả Lê Văn Tuấn đã không ít lần bật khóc cả trong giấc mơ hỗn độn giữa những câu hỏi lớn chưa có lời giải. Nhưng đó chưa phải là tất cả, vấn đề buộc phải đưa ra trước bình minh là khoa học mà trong đó quyền bất khả xâm phạm của đấng tạo hóa đã ban cho loài người, trong đó có người đồng tính. Khách mời bày tỏ sự quan tâm về cuốn sách Nghiên cứu khoa học toàn phần Thiên – Địa – Kinh, tác giả Lê Văn Tuấn khẳng định, cơ thể người đồng tính chẳng có gì khiếm khuyết cả và tâm hồn của họ cũng ngây thơ, trong sáng đáng yêu như bất kỳ một con người nào trên trái đất. Khoa học toàn phần tiên đoán và tuyên bố rằng, rồi sẽ đến lúc thay vì đau đớn chua xót vì sự hiện diện của người đồng tính, thế giới sẽ phấn khởi vui mừng vì có họ. Trong cuốn sách của mình, tác giả Lê Văn Tuấn đã dành hẳn một phần riêng cho những người chuyển giới, những người dũng cảm tuyệt vời của tạo hóa, với những gì họ đã làm để được trở về với chân lý vĩnh hằng của tự nhiên. Họ đã bất chấp nỗi đau về thể xác và tinh thần, những khó khăn và hiểm nguy khủng khiếp để chiến thắng nghịch cảnh, trở về với bản ngã thật sự của mình mặc cho người đời có thể cười chê, xa lánh, kỳ thị họ. Và người đồng tính trong tác phẩm của Lê Văn Tuấn không thể mãi khổ đau. Bằng những nghiên cứu sâu sắc và phản biện khoa học thuyết phục, Lê Văn Tuấn đã chứng minh một chân lý: “Muôn giống muôn loài được tạo hóa sinh ra và đánh dấu bằng muôn vàn màu sắc, âm thanh vừa kỳ bí vừa huyền diệu. Người đồng tính, song tính luyến ái, đó là những thực thể mà tạo hóa sinh ra để đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng và thực thi trách nhiệm lớn lao trong guồng máy nhất quán của vũ trụ, của tự nhiên”. M.H