(2SaiGon) – Thời gian gần đây những bức tường vôi khô cứng ở TP.HCM bỗng được khoác lên tấm áo mới. Đó là hình ảnh những bức tranh bảo vệ tê giác được vẽ sống động. Những bức tranh này không những giúp những góc tường khô khan trở nên “đáng sống” hơn mà còn góp phần tuyên truyền ý thức cho người dân. Sự tích “Con Rồng Cháu Tiên” được vinh danh tại giải vô địch nữ điêu khắc gia tượng cát thế giới Ngô Thanh Vân công bố dự án “Vết Sẹo Cuộc Đời 7″ (Scar Of Life 7) Sừng tê giác không phải là “thần dược” như chúng ta thường nghe đồn thổi. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tác dụng của sừng tê giác chẳng khác nào sừng … trâu. Sừng tê giác có tác dụng tương tự như sừng trâu và các loại sừng khác. Song trên thực tế bấy lâu nay, sừng tê giác được đồn thổi trên nhiều phương tiện truyền thông, nhất là những người buôn bán nên loại sừng này có thể chữa “bách bệnh”, kể cả bệnh ung thư. Bởi vậy, giá cả về “thần dược” này được đẩy lên cao, và đó cũng là nguyên nhân khiến cho nạn săn bắn tê giác trái phép trở nên đáng báo động. Chính vì thế, việc tìm hiểu tác dụng thực tế của sừng tê giác là điều quan trọng để chúng ta biết rằng, sừng tê giác chỉ là một thứ thuốc thanh nhiệt giải độc, có thể thay thế nó bằng những thứ thuốc dễ tìm mà chi phí thấp hơn nhiều. Từ đó góp phần bảo vệ động vật hoang dã này. Chúng ta có nhiều hình thức để bảo vệ tê giác. Một trong những hình thức rất hữu hiệu là từ những nét vẽ của các họa sĩ trên những bức tường. Hình ảnh đẹp, bắt mắt và thông điệp ý nghĩa giúp người dân dễ dàng tiếp nhận. Đi trên một số con đường trên địa bàn quận 1, TP.HCM, người tham gia giao thông nhìn thấy những bức tranh đẹp vẽ những chú tê giác. “Cứu tê giác” là thông điệp mà những bức tranh truyền tải tới người dân bảo vệ tê giác. Được biết, những bức tranh này thuộc chương trình Vẽ tranh tường nghệ thuật bảo vệ động vật hoang dã do Trung tâm Hành động và liên kết vì môi trường và phát triển phối hợp với Quận đoàn quận 1 thực hiện. Những bức tranh phun sơn trên những bức tường đã được thực hiện trên địa bàn quận 1 với những nét vẽ rất sinh động với những gam màu bắt mắt và những sắc thái rất riêng thu hút được sự quan tâm của người dân sống và làm việc tại thành phố này. Trên đường Điện Biên Phủ, đoạn ngay cạnh cầu Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM, một bức tường được “khoác chiếc áo mới” rất đẹp, đó là hình ảnh đẹp và sinh động về hai chú tê giác cùng với vây xanh với biểu tượng bàn tay nâng trái đất. Nhìn bức ttranh này, nhiều người trầm trồ khen đẹp, qua đó hiểu được thông điệp bức tranh muốn truyền tải. Trên đường Phan Kế Bính, P. Đa Kao, Q.1, bức tranh lại được trải dài hàng chục mét trên bức tường với nhiều chú tê giác đang hòa mình vào thiên niên rộng lớn của bãi cỏ xanh. Nhìn bức tranh ấy, những chú tê giác thật đáng yêu và rất gần gũi với thế giới của con người. Hay dưới dạ cầu Bùi Hữu Nghĩa, đường Hoàng Sa, P. Tân Định, Q.1, hình ảnh chú tê giác lại được nâng niu bởi bàn tay của con người. Bức tranh ấy càng đẹp và nhân văn biết mấy! Còn nhiều bức tranh khác được “gắn” ở nhiều con đường trên địa bàn quận 1. Những bức tranh này không chỉ là lời kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã mà còn tô đẹp thêm những bức tường, xóa đi những hình ảnh xấu xí mà trước nay bị bôi bẩn. Nhìn hình ảnh với gam màu bắt mắt từ các họa sĩ và thông điệp ý nghĩa này, chúng ta thêm yêu và bảo vệ động vật hoang dã. Và chúng ta hãy chung tay bảo vệ tê giác bằng những việc làm có nghĩa thiết thực. Hãy nhớ rằng, sừng tê giác chẳng khác nào sừng … trâu! Thái Hoàng Giáo viên trường THCS – THPT Bác Ái 187 Gò Cẩm Đệm, Q. Tân Bình – TP.HCM