8 món ăn bình dân quyến rũ mọi thế hệ học trò Sài Gòn


Gỏi khô bò, bánh tráng trộn, xoài chấm mắm ruốc, bắp xào… được xem là những món ăn ‘thần thánh’ của bao thế hệ học trò ở Sài Gòn.

Dàn sao Việt nhiệt tình nếm món ăn tại phố ẩm thực ban đêm ở Seoul

4 món ăn take-away bé xinh, ngon lành đang siêu hot ở Sài Gòn

Gỏi cuốn

8-mon-an-binh-dan-quyen-ru-moi-the-he-hoc-tro-sai-gon-page-4-1

Gỏi cuốn là món ăn vặt nhanh gọn và ngon miệng. Gọi là gỏi nhưng đây là món cuốn điển hình của miền Nam, cũng được làm từ bánh tráng như bò bía nhưng khác ở chỗ thành phần chính là tôm luộc, thịt ba rọi, bún tươi, hẹ và các loại rau thơm.

Cuốn gỏi ngon hay dở một phần do cách chọn bánh tráng. Bánh tráng dẻo sẽ cho cuốn gỏi mềm mại, không quá dai hoặc quá khô. Gỏi cuốn có hai loại nước chấm chính, một là mắm nêm tỏi ớt và thơm bằm, hai là nước mắm chua ngọt.

Học trò ít tiền, gọi đĩa gỏi chừng vài cái, mỗi trò ăn một cuốn cũng tạm no ở những giờ nghỉ giải lao.

Bắp xào

8-mon-an-binh-dan-quyen-ru-moi-the-he-hoc-tro-sai-gon-page-3-1

Bắp xào cũng là món được nhiều cô cậu học trò ưa thích tại Sài Gòn bởi vừa rẻ vừa ngon. Bắp mang đi xào thường là bắp nếp dẻo thơm, được tách hạt, xào cùng tôm khô, con ruốc và hành lá.

Chỉ cần đứng chờ vài phút, người mua đã có trên tay hộp bắp xào ngọt ngọt mặn mặn thơm thơm. Người thích ăn cay thì cho thêm ớt sa tế, người thích ăn mặn thì dặn người bán cho thêm xíu muối hoặc bột nêm.

Mỗi đĩa bắp xào giá từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng.

Bánh mì nướng

8-mon-an-binh-dan-quyen-ru-moi-the-he-hoc-tro-sai-gon-page-5-1

Món ăn mới xuất hiện tại Sài Gòn nhưng đã nhanh chóng chiếm cảm tình của học sinh bởi giá rẻ mà lại tiện lợi.

Bánh mì nướng muối ớt là món ăn vốn có nguồn gốc từ An Giang. Ban đầu, loại thức ăn được những người dân Khơ Me chế biến đơn giản theo kiểu quét muối ớt lên ổ bánh mì rồi mang đi nướng, khi món ăn phổ biến hơn, nó được sáng tạo thêm cho hợp khẩu vị.

Nguyên liệu chính của món ăn là bánh mì, loại bánh mì đã được nướng ở các quán tại Sài Gòn. Trước khi tẩm gia vị, đầu bếp ép cho bánh dẹp lại. Bánh sau khi nướng thì được quét sốt muối ớt đồng thời phủ chà bông, hành phi và các loại sốt cay béo tùy theo ý thích của khách.

Giá bán mỗi cái bánh mì nướng muối ớt từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng. Ăn một bánh vào buổi sáng đủ no đến trưa.

Xoài sống chấm mắm ruốc

8-mon-an-binh-dan-quyen-ru-moi-the-he-hoc-tro-sai-gon-page-6-1

Món ăn thần thánh làm chảy nước miếng các cô cậu học trò khi được nhắc đến. Xoài được người bán chọn là loại chua chua ngọt ngọt nhưng thiên về vị chua. Món ăn không cần chế biến cầu kỳ, chỉ cần gọt vỏ xoài, xắt thành miếng lớn rồi múc chén mắm ruốc pha ớt rồi chấm.

Món ăn ngon miệng nhờ sự kết hợp giữa xoài chua và mắm mặn cay cay, tuy nhiên học trò thường bảo nhau chỉ nên ăn lúc bụng thật khỏe. Nếu không, rất dễ bị “Tào Tháo” đuổi, nhất là sau khi ăn xoài lại còn uống nước lạnh.

Các món chè

8-mon-an-binh-dan-quyen-ru-moi-the-he-hoc-tro-sai-gon-page-7-1

Ly chè không thể thiếu trong danh sách các món ăn thời áo trắng. Cụm từ “rủ nhau đi ăn chè” cũng đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh Sài Gòn.

Chè học trò thường là đậu đỏ bánh lọt, sương sa hột lựu hay chè thập cẩm. Học trò thường ăn chè ly và chè lạnh, mỗi ly chè chừng 10.000 đồng vừa ngon vừa vui.

Gỏi bò khô

8-mon-an-binh-dan-quyen-ru-moi-the-he-hoc-tro-sai-gon-page-8-1

Gỏi khô bò là một trong những món ăn nổi tiếng nhất mà khi nhắc đến, cả học sinh miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đều biết.

Gọi là gỏi khô bò nhưng thành phần chính của đĩa gỏi là đu đủ xanh bào sợi trộn cùng ít rau húng quế, rau răm. Phần khô bò thực ra không phải làm bằng thịt bò mà là phổi bò hoặc lá mía (tụy) bò. Lá mía và phổi được tẩm ướp gia vị, có vị mằn mặn ngòn ngọt và có mùi đặc trưng.

Gỏi khô bò Sài Gòn thường được bán trên các xe máy, hoặc xe đẩy, mớ đu đủ, ít “khô bò”, chai giấm, chai nước tương được để trong thùng xe phía sau. Người bán không rao mà chỉ cầm kéo nhấp nhấp nghe tiếng “xấp xấp” nên món ăn còn được gọi là “xấp xấp”.

Gỏi khô bò truyền thống thường bán trên đĩa nhôm, khi có khách ăn, người bán lau đĩa, gắp lên đó mớ đu đủ, ít rau thơm, mấy miếng “khô bò” rồi xịt nước tương, nước giấm, đậu phộng rang cùng ít ớt. Học trò vây quanh xe gỏi để ăn. Món ăn ngòn ngọt, mằn mặn, chua chua hấp dẫn đến mức phải húp cả nước.

Bánh tráng trộn

8-mon-an-binh-dan-quyen-ru-moi-the-he-hoc-tro-sai-gon-1

Món ăn thường có mặt ở các cổng trường thu hút sự chú ý của các cô cậu học trò bởi vừa ngon miệng vừa rẻ.

Bánh tráng mang đi trộn là loại được làm từ bột gạo, cán mỏng, phơi khô, có thể mềm dẻo ngay khi cho vào miệng.

Bánh tráng được trộn theo nhiều cách. Thành phần chính của bọc bánh tráng gồm những miếng bánh tráng được cắt nhỏ, con ruốc đã được tẩm ướp, muối tôm xay nhuyễn, ớt sa tế. Nhiều nơi vắt thêm miếng chanh, cho thêm tí khô bò xé sợi, rau răm và trứng cút.

Học trò thường mua bọc bánh tráng trộn mang theo, khi nào rảnh thì ăn, hoặc cũng có khi dùng đũa gắp ăn vài miếng hết cả bọc. Vị ớt cay, vị mặn của ruốc và cái beo béo của bánh tráng đủ sức để gây nghiện không chỉ cho các cô cậu trò mà cả giới nhân viên văn phòng.

Bò bía

8-mon-an-binh-dan-quyen-ru-moi-the-he-hoc-tro-sai-gon-page-2-1

Bò bía nổi tiếng ở Sài Gòn từ hơn 40 năm trước với thành phần chính gồm bánh tráng để cuốn, bên trong có củ sắn luộc hoặc xào, lạp xưởng chiên xắt mỏng, xà lách, rau quế.

Cuốn bò bía to chưa đến hai ngón tay, dài chừng 10 cm chấm với tương đen trộn củ cải trắng, cà rốt xắt sợi ngâm chua, tí ớt bằm và đậu phộng rang. Theo các tín đồ bò bía, chén tương chính là linh hồn của món ăn.

Hơn 10 năm trước, cuốn bò bía chỉ có giá 1.000 đồng, nay đã lên gấp vài lần, tuy nhiên mỗi khi đã đến quán thì mỗi người có thể dễ dàng xơi gọn hàng chục cuốn. Ăn xong uống thêm ly trà đá, ly nước mía là đủ no lòng.

Theo vnexpress.


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: