Người người ghé ca cao đá chấm bánh mì 30 năm, nghe vợ kể chuyện chồng mù


Hãy đợi cho đá trong ly ca cao tan một chút, sau đó khuấy đều phần ca cao pha đường thốt nốt sền sệt trên cùng và tận hưởng vị ca cao thơm nồng hòa quyện cùng độ béo, ngòn ngọt của sữa đặc.

Độc đáo những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao trên tách cà phê ta

Tình yêu cảm động của người chồng cụt chân bán vé số nuôi vợ mù

Quán của dì Tám mở bán từ 7 giờ đến 22 giờ mỗi ngày

Quán của dì Tám mở bán từ 7 giờ đến 22 giờ mỗi ngày

Gọi là quán, nhưng thực chất đó chỉ là một khoảng sân nhỏ tầm 10m2, nằm lọt thỏm trong bãi giữ xe của khu chung cư. Phía trước là vài ba chiếc ghế nhựa được xếp rải rác cho khách…thích ngồi đâu thì ngồi. “Quầy pha chế” được tạo thành bởi hai chiếc bàn kê sát nhau, dì Tám bày biện trên đó đủ các loại nước ngọt, sữa đặc, đá me, ca cao và bánh mì.

Dì Tám tên thật là Nguyễn Thị Hòa (67 tuổi), dì hay nói vui: "Dì tên Hòa, chồng dì tên Chí, hai cái tên mà hợp lại thành Chí Hòa thì trời ơi nghe giật mình luôn"

Dì Tám tên thật là Nguyễn Thị Hòa (67 tuổi), dì hay nói vui: “Dì tên Hòa, chồng dì tên Chí, hai cái tên mà hợp lại thành Chí Hòa thì trời ơi nghe giật mình luôn”

Tầm giờ chiều cũng khá đông khách, dì Tám tay thoăn thoắt múc đá bào vào ly, tiếp theo là một vá ca cao pha loãng rồi đến một muỗng cốt ca cao đặc. Nếu khách nào thích ngọt hơn thì dì sẽ cho thêm chút sữa đặc nữa.

Trong đám đông khách có một người hỏi: “Dì Tám ơi, ca cao đá bán đầy ngoài đường mà con không ăn, con ghé dì thôi đó. Sao mà dì nấu ca cao ngon quá chừng”.

Ca cao đá được chính tay dì Tám nấu theo công thức của má Ba truyền lại, hương vị có chút đắng nhẵn nhẵn nơi đầu lưỡi khi vừa ăn nhưng lại ngọt lịm sau khi nuốt xuống cổ  ẢNH: LÊ NAM

Ca cao đá được chính tay dì Tám nấu theo công thức của má Ba truyền lại, hương vị có chút đắng nhẵn nhẵn nơi đầu lưỡi khi vừa ăn nhưng lại ngọt lịm sau khi nuốt xuống cổ
ẢNH: LÊ NAM

Dì móm mém cười, rồi thay vì trả lời thẳng câu hỏi thì dì bắt đầu kể về cuộc đời mình: “Cái thời năm 1996, hai vợ chồng dì bán canh bún chứ không phải bán ca cao. Gánh đi gần hết hang cùng ngõ hẻm ở đây luôn đó con. Bán được thời gian thì ông chồng dì có chuyện. Ổng đào khoai mì mà đào trúng quả mìn, nó nổ làm mù mắt ông luôn”.

Còn một mình, dì Tám không đủ sức để gánh canh bún đi bán rong nữa nên xin về ngồi trong chung cư này. “Hồi đó bên cạnh gánh canh bún là có má Ba bán ca cao. Bả đi làm bên Campuchia rồi học được cách nấu ca cao này”, dì nhớ lại.

“Dì Tám ơi, ca cao đá bán đầy ngoài đường mà con không ăn, con ghé dì thôi đó. Sao mà dì nấu ca cao ngon quá chừng”

“Dì Tám ơi, ca cao đá bán đầy ngoài đường mà con không ăn, con ghé dì thôi đó. Sao mà dì nấu ca cao ngon quá chừng”

Cũng theo lời dì Tám, ngày đó gánh ca cao đá của má Ba khách “đông như nêm”, một ngày bán cũng mấy trăm ly. Nhiều người tới đưa cả chỉ vàng xin học cách nấu mà má không chỉ. “Nhớ bữa đó tự nhiên má Ba kêu dì đi chợ mua bó rau ngót về nấu canh. Lúc ăn cơm má nói má không có con cái gì hết, thấy hoàn cảnh dì tội nghiệp nên má quyết định dạy lại”.

Ly ca cao dẻo quánh, vô cùng chất lượng có giá 15.000 đồng  ẢNH: LÊ NAM

Ly ca cao dẻo quánh, vô cùng chất lượng có giá 15.000 đồng
ẢNH: LÊ NAM

Sau khi đem cho tôi ly ca cao đá ngọt với một đĩa bánh mì đi kèm, dì Tám quay lại kể tiếp câu chuyện còn đang bỏ dở: “Món này là đúng ra là ăn với giò cháo quẩy, nhưng nó dầu mỡ quá nên mình chuyển qua bánh mì cho đỡ ngán”.

Dì vừa dứt câu, một vị khách ngồi gần đó liền hỏi: “Vậy giờ chú đâu rồi dì?”. Tặc lưỡi một cái, dì Tám nói: “Giờ ổng ở dưới quê, mình ổng ở với con chó thôi à. Mà không thấy đường chứ ổng giăng lưới bắt cá tài dữ lắm. Hàng xóm thấy cũng thương nên để ý, trông chừng ổng dùm”.

Dì Tám cho biết, món ca cao đá này ngày xưa ăn chung với quẩy, nhưng vì nhiều dầu mỡ nên mới chuyển sang bánh mì để khách đỡ ngán

Dì Tám cho biết, món ca cao đá này ngày xưa ăn chung với quẩy, nhưng vì nhiều dầu mỡ nên mới chuyển sang bánh mì để khách đỡ ngán

Tôi thích nhất là vừa nghe dì Tám kể chuyện vừa đợi cho đá trong ly ca cao tan một chút, sau đó khuấy đều phần ca cao pha đường thốt nốt sền sệt trên cùng và tận hưởng vị ca cao thơm nồng hòa quyện cùng độ béo, ngòn ngọt của sữa đặc.

Về bánh mì ăn kèm, có lẽ vì để cả ngày nên bánh không được nóng và hơi khô. Song, điều đó sẽ được cân bằng lại nhờ vào độ dẻo và ngọt của ca cao. Ngoài ra, nếu không thích ăn bánh mì thì khách có thể gọi thêm chút đậu phộng rang rắc lên bề mặt, cái vị bùi bùi của đậu kết hợp cùng vị béo của ca cao sữa quả thực rất “chuẩn”.

Dì cười tươi khi nhiều bạn trẻ ghé quán cho biết: "Dì ơi, dì nổi tiếng trên mạng lắm đó" ẢNH: LÊ NAM

Dì cười tươi khi nhiều bạn trẻ ghé quán cho biết: “Dì ơi, dì nổi tiếng trên mạng lắm đó”
ẢNH: LÊ NAM

Không hề giấu giếm khi có người hỏi về công thức nấu ca cao, dì Tám vẫn vui vẻ chỉ dẫn: “Công thức cũng không có gì là phức tạp hết, dì nấu trái ca cao với đường thốt nốt. Trái ca cao đem hấp cho nó nóng chảy ra. Còn đường thốt nốt thì nấu lên rồi chế vào, đợi nguội rồi bắt đầu thêm đá, thích ngọt thì thêm chút sữa đặc nữa là xong”.

Quán của dì Tám là nơi "độc nhất vô nhị" ở Sài Gòn có món ca cao đá chấm bánh mì "thần thánh" khiến giới trẻ mê tít

Quán của dì Tám là nơi “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn có món ca cao đá chấm bánh mì “thần thánh” khiến giới trẻ mê tít

Một ngày dì Tám phải nấu ca cao đến tận 4, 5 lần mới đủ để phục vụ khách. Tôi thắc mắc sao dì không nấu luôn một lần để bán từ từ thì nhận được câu trả lời: “Không được con ơi, mỗi lần nấu là dì làm thành hai ca, một ca loãng, một ca đặc. Bán hết thì nấu tiếp chứ nấu một lần ca cao sẽ bị mất hết mùi, không còn thơm ngon nữa”.

Ngày nào cũng vậy, đúng 7 giờ sáng dì dọn bàn ghế ra bán đến 22 giờ hoặc khi nào hết ca cao. Thấy dì cứ một mình lụi cụi bán hàng, tôi buột miệng hỏi thu nhập từ quán này có đủ để lo cho chồng dì không? Dì Tám trả lời bằng cái giọng hơi trầm: “Trước đây hai vợ chồng cùng nhau làm lụng để nuôi con, còn giờ dì làm để nuôi chồng, cực thì chịu chứ không bỏ ổng được. Cũng may là mình có duyên buôn bán, ông trời cũng thương nên khách ghé ủng hộ dì đông lắm. Ngày nào dì cũng bán mấy trăm ly”.

Một ngày dì Tám phải nấu 4,5 lần ca cao mới đủ bán cho khách

Một ngày dì Tám phải nấu 4,5 lần ca cao mới đủ bán cho khách

Nói đoạn, dì đi tới hạ bớt một cây dù để lấy ánh sáng khi trời bắt đầu nhá nhem tối, vừa làm dì vừa cười vui vẻ, kể chuyện cho mọi người nghe… Cực khổ đó, nhưng dì chẳng bao giờ than, một câu thương chồng, hai câu thương con… Nhìn cảnh này tự dưng tôi thấy Sài Gòn đẹp và tình cảm đến lạ…

Tấm biển hiệu bằng giấy A4, ép plastic được treo ngay cột điện là do một khách ghé ăn làm tặng dì Tám ẢNH: LÊ NAM

Tấm biển hiệu bằng giấy A4, ép plastic được treo ngay cột điện là do một khách ghé ăn làm tặng dì Tám
ẢNH: LÊ NAM

Chẳng cần gì nhiều, thứ khiến người ta yêu thành phố này những ngày cuối mùa hè cũng chỉ đơn giản vậy. Hệt như việc mình cứ nghĩ đến những thứ xa hoa, những gì hào nhoáng và rồi chợt nhận ra điều khiến mình mỉm cười bình yên, lại là những thứ rất nhỏ, rất đời thường, như một chiều ngồi ăn bánh mì chấm ca cao đá và nghe bà chủ kể chuyện đời…

Theo TNO


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: