Súp cua cô Bông 20 năm ở Sài Gòn lúc nào cũng đông nghẹt khách


Hơn hai mươi năm nay, quán súp cua bà Bông luôn đắt khách nên có tới 6 người vừa bán vừa phụ. Cũng nhờ hàng súp này mà chủ quán an cư tại Sài Gòn và nuôi con trai học thành kĩ sư.

Cuối tuần ghé ăn chén súp cua nhà thờ Đức Bà 20 năm, lặng nghe hơi thở của đất Sài Gòn hoa lệ

Quán ngon Sài Gòn – Súp cua ngon, rẻ, ăn bằng tô ở chợ Thiếc

Cô chủ quán sau khi đổi nhiều món đã quyết định gắn bó với món súp cua. ẢNH: HOÀI NHÂN

Cô chủ quán sau khi đổi nhiều món đã quyết định gắn bó với món súp cua.
ẢNH: HOÀI NHÂN

Bán súp cua xây nhà ở sài Gòn, nuôi con học kỹ sư

Súp cua cô Bông ở 166 Phó Cơ Điều (Q. 11, TP.HCM) nổi tiếng vì đã bán 20 năm nhưng chiều nào cũng đông khác.

Trong một chiều mưa rả rích, hai chúng tôi đã có dịp ghé lại để thưởng thức món súp cua “nức tiếng” này. Trong tô súp có thịt cua, gà xé, nấm tuyết, trứng cút,… Khi ăn thì nêm thêm chút dầu hào, nước tương, xíu tiêu xay nhuyễn nữa cho dậy mùi. Mỗi phần súp cua đầy đủ bao gồm súp, trứng vịt bắc thảo, óc heo hấp và tủy heo.

 

Óc heo ở đây hấp thơm mùi gừng, tủy heo lại thơm mùi tỏi nên ăn vào không bị tanh mà tan ngay ở đầu lưỡi. Có lẽ vậy nên người ta hay gọi cả một đĩa vừa óc vừa tủy, trộn lẫn vào nhau ăn cho đã miệng. Ăn súp nhất định phải ăn khi còn nóng hôi hổi, vừa thổi vừa ăn mới thấy hết được tinh túy của món ăn này.

Khi lân la hỏi bí kíp nấu món súp cua này, chủ quán là bà Phan Thị Bông (56 tuổi, quê Quảng Ngãi) chưa vội nói mà bắt đầu kể câu chuyện từ thời ở quê mới vào đây làm ăn từ năm 20 tuổi. Bà nói: “Thời đó, miền Trung nghèo khó quá, chúng tôi cũng như những người khác nuôi chí vào miền Nam kiếm sống. Suốt mười mấy năm từ chè đến đậu hũ, món nào tôi cũng bán nhưng hình như chưa phải duyên nên chẳng đâu vào đâu cả”.

Rồi bà Bông kể, có người bạn thấy vậy bèn bày cho cách nấu súp cua. Bà đánh liều bán thử, ai dè thấy được nên duy trì mãi cho đến giờ. Hai vợ chồng nhờ bán súp cua, tích cóp dần rồi mua được căn nhà nhỏ, sau xây thêm một ngôi nhà khác và nuôi đứa con trai học thành kĩ sư, cuộc sống cũng dần dư dả và thoải mái hơn.

Nói đoạn, khách vào nên bà Bông tay múc súp nhưng vẫn trả lời thắc mắc của tôi về bí quyết nấu món này: “Nấu súp cua cũng đơn giản lắm nhưng cần bỏ nhiều tâm sức vào mới được. Nước súp hầm từ xương gà và heo cho ngọt, cua phải chọn loại thật tươi. Còn óc heo và tủy mình nêm nếm gia vị cho thật ngon và nhất định không để cho bị tanh. Cách đây 10 năm, tôi không bán hai phần đồ ăn này đâu, nhưng thấy nhiều thực khách thích nên tôi dần thêm vào trong thực đơn. Bán thêm, lời thêm thì tôi vui chứ nhưng lại hơi cực thêm chút nữa”, bà Bông cười nói.

Quán súp cua có 6 người làm

Mỗi sáng, bà Bông thức dậy từ 4 giờ sáng, nấu súp đến 6 giờ 30. Rồi từ nhà, chồng bà dùng xe tải chở ra chợ Thiếc (Q.11, TP.HCM) để bán. Buổi chiều, từ 13 giờ 45, súp cua bà Bông dọn về địa chỉ 166 Phó Cơ Điều quen thuộc.

Tô súp cua khiến nhiều người thèm thuồng...

Tô súp cua khiến nhiều người thèm thuồng…

Trung bình một ngày, bà Bông bán được 7 nồi súp to với sự giúp sức của 4 người làm và chồng, tính cả là 6 người. Mỗi người mỗi việc, người múc, người đóng nắp, bỏ súp vào bọc rồi mang ra cho khách,… ai cũng làm không ngớt tay. Dù khách đông, làm việc nhiều nhưng ai cũng vui vẻ, thoải mái.

Để quán ăn đắt khách như bây giờ, chủ quán tiết lộ bí quyết: “Lúc mới bán, muốn biết món ăn của mình ngon dở ra sao, chỉ cần nhìn khách ăn xong là biết liền hà. Nếu phần nào còn dư ra nghĩa là phần đó chưa ngon, chưa hợp khẩu vị của thực khách nên cần điều chỉnh lại. Từ đó, món súp của tôi hầu như lúc nào cũng hết sạch, khách không chừa lại chút nào. Vậy là thành công rồi”.

Tủy và óc heo được chủ quán làm theo công thức riêng để không bị tanh ẢNH: HOÀI NHÂN

Tủy và óc heo được chủ quán làm theo công thức riêng để không bị tanh
ẢNH: HOÀI NHÂN

 

Giá của món súp ở đây cũng khá phù hợp. Thông thường, khách ăn súp chén sẽ có giá 15.000 đồng, còn tô thì nhỉnh hơn một chút là 18.000 đồng. Phần tủy và óc đều có giá 30.000 đồng/dĩa, trứng vịt bắc thảo 8.000 đồng/cái. Chỉ cần ăn một tô thập cẩm thế này là đã no nguyên cả một buổi chiều, không cần ăn thêm gì khác nữa.

 

Bạn Tăng Tiểu Mẫn (18 tuổi) cảm nhận: “Mình ăn súp cua ở đây từ lúc nhỏ đến giờ, món ăn rất đậm đà hương vị, cua, nấm nhiều và ngon hơn so với những nơi khác. Các cô phục vụ ở đây cũng nhanh nhẹn, vui tính nữa nên đã trở thành địa điểm ăn uống quen thuộc của mình”.

Tô súp cua tràn đầy, thơm ngon… ẢNH: HOÀI NHÂN.

Tô súp cua tràn đầy, thơm ngon…
ẢNH: HOÀI NHÂN.

…Thêm vào trứng vịt bắc thảo là ngon hết sảy. ẢNH: HOÀI NHÂN.

…Thêm vào trứng vịt bắc thảo là ngon hết sảy.
ẢNH: HOÀI NHÂN.

Súp cua cô Bông 20 năm ở Sài Gòn lúc nào cũng đông nghẹt khách - ảnh 6

Có lúc không đủ bàn thì thực khách không ngại lấy ghế làm bàn, hoặc chỉ cần một chiếc ghế cũng đã có thể thưởng thức được món ăn ẢNH: HỒNG THẮM

Có lúc không đủ bàn thì thực khách không ngại lấy ghế làm bàn, hoặc chỉ cần một chiếc ghế cũng đã có thể thưởng thức được món ăn
ẢNH: HỒNG THẮM

Người ăn, người mua về nhộn nhịp cả quán ăn. ẢNH: HOÀI NHÂN

Người ăn, người mua về nhộn nhịp cả quán ăn.
ẢNH: HOÀI NHÂN

Súp cua cô Bông 20 năm ở Sài Gòn lúc nào cũng đông nghẹt khách - ảnh 9

Súp cua khuấy đều cùng sa tế, ăn lúc còn nóng hổi là ngon nhất. ẢNH: HOÀI NHÂN.

Súp cua khuấy đều cùng sa tế, ăn lúc còn nóng hổi là ngon nhất.
ẢNH: HOÀI NHÂN.

Muốn mang về thì bà Bông sẽ bỏ vào một chiếc hộp nhỏ như thế này để về nhà là có thể xơi ngay cho nóng ẢNH: HỒNG THẮM

Muốn mang về thì bà Bông sẽ bỏ vào một chiếc hộp nhỏ như thế này để về nhà là có thể xơi ngay cho nóng
ẢNH: HỒNG THẮM

Theo TNO


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: