Vốn đã quen với những từ “vòng xoay”, “bùng binh”. Thế nên, từ “vòng xuyến” trên những bảng chỉ dẫn giao thông mới đang khiến nhiều người dân Sài Gòn cảm thấy… là lạ! Nết nhậu’ của dân Sài Gòn xưa Mưa xuống, dân Sài Gòn lại lo sợ sống cùng ‘những dòng sông’ Một bảng chỉ dẫn giao thông ở khu vực sân bay hướng dẫn đường ra “vòng xuyến” Nguyễn Thái Sơn – Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH Một trong những người cảm thấy “là lạ” đầu tiên là nhiếp ảnh gia Nguyễn Công Thành. Ông cho biết đã sống gần trọn cuộc đời ở đất Sài Gòn nhưng đến nay ông mới lần đầu nghe chữ “vòng xuyến”. Ông kể lại: “Khi thấy tôi chụp ảnh, một chị đi đường thốt lên: “Lần đầu tiên tôi nghe vòng xuyến để chỉ vòng xoay mà người Sài Gòn lâu nay hay gọi đó là bùng binh”. Bảng chỉ dẫn giao thông đường ra “vòng xuyến” Lăng Cha Cả – Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀH Khi những bức ảnh ông chụp những bảng chỉ dẫn giao thông mới trên đường phố Sài Gòn với những từ như “vòng xuyến Nguyễn Thái Sơn”, “vòng xuyến Lăng cha Cả” được đưa lên mạng, lập tức được nhiều người chia sẻ. Nhiều người “ngơ ngác” đặt câu hỏi “vòng xuyến” có phải là bùng binh, vòng xoay… như cách người Sài Gòn nói chuyện, trao đổi, thậm chí được các báo đài sử dụng lâu nay ? Những cư dân mạng cũng tranh cãi chuyện từ “vòng xuyến”có từ đâu? Có người nói đó là từ miền Bắc. Nhưng lập tức người khác bảo đó là từ của vùng Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ. Một số ý kiến khác lý giải rằng đơn giản đó là từ trong… Luật giao thông!. Bảng chỉ dẫn giao thông ở ngã tư Phú Nhuận – Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH Một người dân tên Nguyễn Thị Quang Thanh nhận định: “Luật Giao thông đường bộ gọi là vòng xuyến; còn “vòng xoay” chỉ là từ của địa phương mà thôi!”. Họa sĩ hí họa Nhím cũng chung ý kiến như vậy: “Biển báo giao thông tất nhiên phải gọi đúng từ trong Luật giao thông đường bộ. Luật áp dụng chung cho cả nước, chứ không chỉ riêng gì cho TP.HCM hay Nam Bộ”. Vậy đó, nhưng có người cũng cảm thấy không thoải mái lắm với điều đó, như ý kiến của một cư dân mạng tên Thái Thi: “Ngôn ngữ luật thì rõ rồi nhưng phổ biến luật ở địa phương nào thì có lẽ nên dùng tiếng địa phương đó, như vậy sẽ dễ hiểu, gần gũi với bà con nơi đó hơn”. Từ “vòng xuyến” có rành rành trong Luật giao thông đường bộ thì rõ rồi, không cần bàn cãi. Nhưng với người dân Sài Gòn thì nhiều người vẫn còn thấy lạ lẫm. Chưa quen nên rõ ràng nhiều người cảm thấy… là lạ, không biết vòng xuyến là vòng gì… Về phía các chuyên gia ngôn ngữ, khi được hỏi “vòng xuyến” là từ vùng nào thì đến PGS – TS ngôn ngữ học Hoàng Dũng cũng lắc đầu: “Tôi cũng chịu! Nhiều người cũng hỏi tôi “vòng xuyến” là từ vùng nào ? Tôi cũng trả lời thiệt là tôi không biết, chưa nghe. Tôi chỉ biết từ “bùng binh”, “vòng xoay”. Khi nói “vòng xoay” thì không ai hỏi “Vòng xoay là gì?”. Nhưng nếu nói “vòng xuyến” thì sẽ có nhiều người thắc mắc, phải không? Tôi vốn người gốc Huế, cũng đã nghe từ “vòng xuyến”, nhưng là để chỉ một thứ khác, là chiếc vòng đeo tay. Chứ tôi chưa nghe ai nói đó là cái bùng binh, vòng xoay cả!”. Ngay cả việc từ “vòng xuyến” xuất phát từ Luật giao thông đường bộ, PGS – TS Hoàng Dũng cũng không đồng tình: “Tôi cho rằng bản chất ngôn ngữ là để giao tiếp. Nhưng nếu ngành công an đưa ra một từ ít ai hiểu thì đó là một thất bại về mặt ngôn ngữ. Đây là lỗi của người làm luật. Ngôn ngữ ở các địa phương có sự khác nhau, tuy không nhiều, nhưng khi làm luật thì phải dự liệu được điều đó. Ví dụ như tiếng Sài Gòn gọi “hẻm”, nhưng ở Hà Nội gọi là “ngõ”, nhỏ hơn ngõ gọi là “ngách”. Còn ở Huế gọi là “kiệt”. Cho nên, khi làm luật họ phải có sự chú ý thích đáng về điều này, có như vậy thì ngôn ngữ của luật mới đi vào cuộc sống!”. Trong khi chữ “vòng xuyến” làm dân Sài Gòn thắc mắc thì một số điểm khác, biển báo giao thông vẫn dùng từ vòng xoay – Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH Theo TTO