Mùa hè của sự đam mê


Năm học kết thúc cũng là lúc nhiều phụ huynh băn khoăn không biết cho con em mình chơi những loại trò chơi nào, học những gì, trau dồi kỹ năng sống ra sao… để có một mùa hè thật ý nghĩa.

Mùa hè đầy màu sắc trên những mẫu áo Xuân Hè 2017 của NTK Đỗ Mạnh Cường

Sài Gòn cũng có một mùa hoa như thế!

Trẻ em sẽ thật hạnh phúc khi được tham gia môn thể thao mình yêu thích - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trẻ em sẽ thật hạnh phúc khi được tham gia môn thể thao mình yêu thích – Ảnh: QUANG ĐỊNH

“Mùa hè ý nghĩa phải xuất phát từ sở thích, đam mê của trẻ, chứ không phải theo ý muốn hay sự sắp đặt của phụ huynh

ThS Lê Đào Hòa An

Phụ huynh nên trao đổi với con mình những kế hoạch sắp tới trong hè, nên đặt các câu hỏi cho con như: Con thích những hoạt động nào trong mùa hè? Tại sao con muốn tham gia hoạt động này? Tại sao con không thích tham gia hoạt động kia?…

Cho trẻ chơi theo sở thích

Việc đặt các câu hỏi nhằm mục đích tạo cơ hội cho con trình bày những dự định, kế hoạch của mình.

“Nếu trẻ có những sở thích lành mạnh thì phụ huynh nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia những trò chơi trẻ thích”, ThS Lê Đào Hòa An nói.

Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ cho biết: “Sau khi bàn bạc, phụ huynh nên thống nhất những hoạt động mà con thích để con cảm thấy đó là sự tự nguyện, khi tự nguyện thì trẻ sẽ tham gia một cách hào hứng hơn”.

Ngoài việc đáp ứng những chương trình hoạt động theo nhu cầu, sở thích của con, các chương trình hoạt động này phải nằm trong khả năng tài chính cũng như thời gian đưa đón của bố mẹ.

Trong điều kiện trẻ chưa hình thành được sở thích, phụ huynh nên dẫn con đến các nhà văn hóa thiếu nhi hay các trung tâm thể dục thể thao để con tham quan, quan sát. Lúc này trẻ mới có cơ hội tiếp cận cũng như hiểu rõ về các chương trình hoạt động hè.

Mùa hè của sự đam mê

Trau dồi kỹ năng cho trẻ bằng trải nghiệm

“Điều quan trọng ở lứa tuổi này là sự trải nghiệm. Các em có nhiều trải nghiệm bao nhiêu thì sẽ có nhiều kinh nghiệm cũng như vốn sống bấy nhiêu. Điều này giúp các em dễ đạt thành công hơn trong cuộc sống”, ông An nói.

Phụ huynh có thể đến trung tâm văn hóa học năng khiếu, đăng ký những khóa kỹ năng hoặc cho trẻ tham gia những trại hè. Điều này giúp trẻ học được rất nhiều kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự lập trong cuộc sống, kỹ năng ứng xử…

Trẻ em là những hạt giống rất tốt và hạt giống này cần tìm những “mảnh đất” thuận lợi để nảy mầm và phát triển thành một cây cao vững chắc. Vì vậy, phụ huynh là người tìm kiếm cho con những môi trường để con có thể hòa mình vào và được trải nghiệm nhiều hơn.

Không nên ép trẻ
 đi học thêm

ThS Lê Đào Hòa An chia sẻ: “Việc cho trẻ học thêm vào kỳ hè phải xuất phát từ bản thân của trẻ. Bởi vì có những đứa trẻ ham học thì trẻ sẽ duy trì việc học trong hè, tuy nhiên có những đứa trẻ thích chơi thì phụ huynh nên tạo điều kiện cho trẻ được chơi”.

Việc học hay không học trong kỳ hè thì phụ huynh cần trao đổi kỹ với con. Có nhiều yếu tố quyết định thành công trong tương lai, mà yếu tố quyết định hàng đầu đó là những kỹ năng, những kinh nghiệm, những trải nghiệm.

“Mỗi gia đình có những quan điểm khác nhau nhưng tôi khuyến khích phụ huynh không nên ép con học quá nhiều vào mùa hè”- bà Minh Huệ chia sẻ.

Theo bà Minh Huệ, khi trẻ không được nghỉ ngơi, cho dù học trước chương trình trong mùa hè nhưng khi bắt đầu vào năm học trẻ cũng không hứng thú vào bài vở của chương trình học chính khóa. Vì vậy, phụ huynh nên cho con học theo cách mà con cảm thấy thú vị để kích thích sự tò mò, sự thích thú.

Theo TTO

Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: