Với cái nóng oi ả bao trùm lấy cả thành phố, tiếng quạt tay xoành xoạch cạnh nồi cháo nghi ngút khói của chị Nguyễn Thị Hoàng Linh vẫn đều đặn phát ra suốt nửa năm qua ở cuối con hẻm nhỏ 660, đường Lê Hồng Phong, quận 10, TP.HCM. Cảm động người thợ sửa xe dành nửa đời làm từ thiện ở Sài Gòn Tiệm bánh mì 5.000 đồng tại Sài Gòn giúp nhiều người lấp đầy cơn đói Và cứ thế, ngoài việc bán nước cho những khách qua đường, chị luôn tranh thủ mỗi ngày để nấu nồi cháo thịt bằm miễn phí cho những người qua đường mà họ đang cần sự giúp đỡ. Tiếp sức cho những cuộc sống mưu sinh Tầm khoảng 2 giờ trưa, nồi cháo được nấu chín. Chị Linh cùng đứa con gái là cô bé Nhi (đang học lớp 11) bưng cả nồi cháo còn nóng hổi ra đầu hẻm, cẩn thận đặt lên bếp than còn mới, hừng hực lửa mà chị đã chuẩn bị trước đó để giữ cho cháo không bị nguội. Mỗi trưa chị về nhà cuối con hẻm 660 để nấu cháo cho những người nghèo. Đống than củi, chiếc quạt, cái ghế là những thứ đã góp phần làm nên một câu chuyện đẹp sẽ đời thường Chị cẩn thận nêm nếm sao cho để nồi cháo được ngon nhất. Giữa trưa, mọi người vẫn hối hả chạy trên đường, chẳng ai bận tâm đến ai. Cứ mười, hai mươi phút thì có người chầm chậm tiến lại nồi cháo thịt bằm mà chị đã đặt sẵn, tay mang theo một chiếc hộp nhựa cẩn thận múc ít cháo vừa phần của mình. Chị Linh và nồi cháo thịt bằm ở con hẻm 660 còn nóng hổi là hình ảnh quen thuộc. Chiếc biển “Cháo thịt bằm miễn phí” Đa phần họ là những người già đang vất vả mưu sinh bằng những tờ vé số ít ỏi, hằng ngày lọm khọm đẩy chiếc xe ve chai hay đâu đó là những người nghèo ở bệnh viện từ dưới quê lên đất Sài Gòn chữa bệnh. Nồi cháo luôn được đặt trên bếp than củi luôn được giữ nóng để đợi chờ những người qua đường Chị Linh tâm sự, có lần vào bệnh viện để chăm sóc ba lúc đau ốm, rồi thấy những người nghèo từ dưới quê lên mà việc mua những phần cháo để ăn cho những ngày tháng chữa bệnh cũng là điều khó khăn, hay chứng kiến những bữa ăn qua loa, vội vả của những số phận đang tất bật mưu sinh nên vậy mà chị đâm ra thương. Thế là “Nồi cháo thịt bằm miễn phí” ra đời đã giúp được biết bao nhiêu số phận đang vất vả phải lo miếng ăn. Bà Ánh năm nay đã ngoài 70 nhưng vẫn đi bán vé số. Bà đến nhận 5 hộp cháo để mang về cho những người già đang sống cùng với bà Ông Đảng, 75 tuổi hiện đang sống cùng với người vợ gần con hẻm đối diện. Cô Nga kể trong hạnh phúc: “Cô cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của cháu Linh, cũng bớt đi phần nào gánh nặng của cuộc sống mỏi khi đau ốm, bệnh tật. Niềm vui lớn của chị Linh và con hẻm cùng 660 Chi phí để nấu một nồi cháo mặc dù không cao lắm, nhưng có khi thu nhập của chị bị ít đi, quán nước buôn bán ế ẩm lắm lúc cũng không thể lo nổi, nên có hôm chị nghỉ nấu. Chị kể: “Có hôm người ta đến xin cháo mà không có nên họ hỏi, rồi lặng lẽ tay không về, chị cũng cảm thương lắm”. Thấy vậy, bà con trong hẻm giờ cũng góp ít gạo, ít than, ít thịt, còn chị thì thì góp công ra nấu. Ấy vậy mà giờ nổi cháo thịt bằm không phải một mình chị lo nữa, mà giờ đây có sự chung tay góp sức của cả xóm trong hẻm. Cứ thế nồi cháo mới duy trì đến tận bây giờ. Giờ không còn mình chị Linh, mà mọi người trong hẻm cùng 660, đường Lê Hồng Phong cùng nhau nấu nồi cháo miễn phí. Họ đều cảm thấy vui vì những việc mình đang làm Chị làm thế không hy vọng nhận lại bất cứ thứ gì từ họ, mà chị xem đó là niềm vui của riêng mình mỗi ngày, mà niềm vui thì không ai cần đổi chác bao giờ. Chị tâm sự: “Vui lắm vì không phải thấy cảnh mấy cụ cất công đến nơi rồi buồn bã đi về khi hôm đó không có cháo. Giúp được người ta mình cảm thấy vui lắm, không những chị đâu mà mấy cô, chú trong hẻm này cũng vui nữa.” Chị Linh kể: “Ở đây không bắt buộc mỗi người phải mang về một phần cháo, bởi có những già yếu không thể đến được, thì mấy cô, chú ở đây đến nhận về cho họ”. Niềm vui khi họ nhận được sự giúp đỡ từ “những người xa lạ”. Chị Linh giúp mọi người múc phần cháo khi còn nóng. Cô Thủy Tiên – ở cùng con hẻm của chị kể: “Có lần mấy cụ già hay đến xin cháo thường xuyên, nhưng hôm đó do phải làm về tối khuya không kịp về nhận cháo, nên Linh và mọi người cũng chừa ra ít phần vì sợ họ đói”. Chị luôn nhận được những lời “cảm ơn” từ những cụ già đến nhận cháo. Chị nói với chúng tôi: “Nồi cháo chị và những người trong hẻm chẳng đáng là bao nhiêu nhưng niềm vui chị và mọi người nhận lại sao nhiều quá!”. Theo mekash.com