Gần chục hàng quán nấu và bán cơm trên đường Nguyễn Thông, Nguyễn Phúc Nguyên (Q.3, TP.HCM) thành “phố cơm trắng” là nơi lui tới của những người thu nhập thấp với bữa cơm no, rẻ. Cơm từ thiện Sài Gòn: Làm việc tốt còn bị mắng! Quán ‘độc’ ở Sài Gòn: Thiên Thu tịnh quán – cõi thiền giữa chốn lao xao Chuyện ghi lại tại quán cơm Nụ Cười ở Sài Gòn Tuyến phố thân thương của người nghèo Từ nhiều năm nay, trên dọc tuyến đường Nguyễn Thông, Nguyễn Phúc Nguyên (gần ga Sài Gòn) xuất hiện nhiều bảng hiệu bán cơm trắng treo dọc hai bên đường, hoạt động nhộn nhịp. Theo người dân, khu vực gần ga Sài Gòn có rất đông những người từ tỉnh lẻ tha phương lên thành phố làm ăn. Trong đó, chủ yếu làm các nghề như bán vé số, mua ve chai và chạy xe ôm… Với họ, vào quán ăn một bữa cơm 20.000 đồng là điều xa xỉ. Phố cơm trắng độc nhất vô nhị ở Sài Gòn – Thực hiện: An Huy Trước nhu cầu thực tế đó, những tiệm nấu và bán cơm trắng bắt đầu mọc lên, tạo thành tuyến phố quen thuộc được người lao động nghèo tìm đến hàng ngày. Chỉ với 3.000 đồng người mua sẽ có được một suất cơm trắng thơm ngon khi đến phố Nguyễn Thông, Q.3ẢNH: AN HUY Chị Nguyễn Thị Thanh Nga (44 tuổi) chủ tiệm cơm trắng 149 Nguyễn Thông cho biết, trước đây gia đình chị bán gạo. Tuy nhiên, sau một thời gian tìm hiểu, thấy nhu cầu mua cơm không của người lao động có thu nhập thấp tăng cao. Những quán cơm khác trên địa bàn không bán hoặc bán với giá rất đắt. Từ đó, chị chuyển bán gạo sang nấu cơm không. “Lúc mới bán, khách đến quán mua cơm thưa thớt lắm, một ngày nấu hơn 20 kg gạo vẫn còn. Nhưng thời gian sau, mọi người truyền tai nhau và đến mua ngày càng đông hơn. Một số người buôn bán mặt hàng khác thấy vậy cũng chuyển qua nấu cơm bán và gọi là phố cơm trắng đến bây giờ”, chị Nga nói. “Buôn bán bây giờ cái gì cũng khó khăn. Hằng ngày, tôi đẩy xe đi làm từ sáng sớm đến tối mới về, trừ tất cả chi phí cũng kiếm được hơn 100.000 đồng. Tuy nhiên, mỗi tháng phải gửi tiền về quê lo cho 2 đứa con đang ăn học, nên ăn ở những quán cơm như thế này cũng tiết kiệm được phần nào chi phí”, chị Lài chia sẻ. Qua ghi nhận, tại một số cửa hàng bán cơm trắng trên đường Nguyễn Thông, mới sáng sớm, nhân viên đã tất bật dọn dẹp và đem những nồi lớn ngoại cỡ đổ gạo vào bật ga nấu. Đến hơn 9 giờ, đã có lác đác người đến mua. Những người đến đây thường mua nhiều giá khác nhau, dao động từ 3.000 – 20.000 đồng. Trong đó, nhiều cửa hàng bán cơm bình dân cũng đến mua lại cơm trắng từ 20 – 30 kg, với giá 10.000 đồng/kg. Theo chị Nga, những người đến quán mua cơm đa phần là lao động từ các tỉnh miền Trung vào đây mưu sinh. Tiệm chia ra nhiều loại khác nhau, người mua chỉ việc ghé vào nói giá và lấy bịch cơm đi liền. Như mua cơm thường thì giá 10.000 đồng/ kg, cơm ngon hơn thì giá 15.000 đồng/ kg. Mỗi ngày quán bán ra khoảng vài trăm kg cơm. Buôn bán thế này không giàu, chủ yếu lấy công làm lời, giúp được gì thì giúp. Cơm được cân và cho vào bọc nilon chờ người đến muaẢNH: AN HUY Có hơn 6 năm làm nghề nấu và bán cơm trắng, bà Nguyễn Thị Thu (59 tuổi) cho biết, công việc này vừa nhìn vào nghĩ sẽ nhẹ nhàng, thật sự không phải vậy. Để có những phần cơm trắng ngon, từ sáng sớm mọi người đã bắt tay vào công việc lấy gạo cho vào hàng chục nồi lớn, vo gạo và bắt lên bếp nấu. Trong quá trình nấu phải canh chừng lửa ga cho vừa và tắt lửa đúng thời điểm thì cơm mới ngon. Sau khi nấu chín, mọi người thay nhau khiêng xuống và xới cơm, cho vào các bọc nilon theo từng suất với giá tiền khác nhau, tay chân phải hoạt động liên tục không nghỉ. “Khi nấu một lúc nhiều nồi, hơi nóng bay ra dữ lắm, khiến cả tiệm lúc nào cũng nóng hầm hập, mồ hôi nhễ nhại. Tuy nhiên, chúng tôi rất vui vì có thể giúp mọi người khó khăn có những suất cơm trắng thơm ngon, giá rẻ. Mọi người mua cơm về ăn tiết kiệm được chi phí giữa lúc Sài Gòn này cái gì cũng đắt đỏ. Hai bữa cơm chỉ 6.000 đồng Qua ghi nhận, đến khoảng 11 giờ trưa hàng ngày, những tiệm bán cơm trắng tại đây khách ra vào tấp nập. Phần lớn người đến mua là những người lao động bán vé số, mua ve chai và sinh viên đang theo học các trường trên địa bàn. Cầm bọc cơm 3.000 đồng nóng hổi trên tay, chị Nguyễn Thị Lài (42 tuổi, quê Quảng Ngãi) làm nghề mua ve chai cho biết, quán cơm này là địa chỉ quen thuộc của chị từ nhiều năm nay. Hàng ngày đi làm nơi đâu, trưa cũng tranh thủ về đây mua cơm và ít dưa muối ăn qua bữa, nghỉ ngơi và chiều tiếp tục đẩy xe đi làm. Tối cũng đến đây mua cơm trắng về phòng trọ, nấu một nồi canh hay con cá gì đó ăn thêm. “Buôn bán bây giờ cái gì cũng khó khăn. Hằng ngày, tôi đẩy xe đi làm từ sáng sớm đến tối mới về, trừ tất cả chi phí cũng kiếm được hơn 100.000 đồng. Tuy nhiên, mỗi tháng phải gửi tiền về quê lo cho 2 đứa con đang ăn học, nên ăn ở những quán cơm như thế này cũng tiết kiệm được phần nào”, chị Lài chia sẻ. Chị Nga cho biết người đến mua cơm chủ yếu làm nghề xe ôm, mua ve chai, bán vé số…ẢNH: AN HUY Cạnh đó ông Nguyễn Văn Bá (54 tuổi, quê Kiên Giang) cho biết, ông lên đây chạy xe ôm ở ga Sài Gòn được hơn 4 năm nay. Mỗi sáng trước khi chạy xe, ông luộc vài trứng vịt bỏ bọc đem theo. Đến trưa ra đây mua một ít cơm trắng giá 3.000 đồng ăn với trứng cũng qua bữa. Theo ông Bá, chạy xe ôm hiện rất khó khăn, người dân ai nấy đều có điện thoại thông minh nên chọn xe ôm Grab. Xe tôi cũ quá nên đi đăng kí Grab người ta không cho và không biết xài đồ công nghệ. Chạy bữa được bữa mất. Những lúc không làm ra tiền, cũng may có những quán cơm trắng như thế này giúp tiết kiệm chi phí phần nào. Chỉ cần bỏ ra 6.000 đồng là có thể no bụng với hai bữa cơm sống qua ngày. Những tiệm bán cơm trắng ấm lòng người ở Sài GònẢNH: AN HUY Còn bạn Trần Thanh Nam (22 tuổi, quê Nghệ An) sinh viên năm 3 trường Học viện Hành chính TP.HCM, cầm bịch cơm 5.000 đồng trên tay chia sẻ, trong đợt bão lũ vừa qua, nhà ở quê bị ngập hư hỏng nặng nên mọi chi phí sinh hoạt đến học tập phải một mình đi làm thêm lo liệu. “Hàng ngày, buổi sáng khi đi học về mình ra đây mua bịch cơm và ghé chợ mua thêm bó rau muống xào lên dùng bữa. Tối đi làm thêm ở nhà hàng nên ăn ở đó luôn, cũng tiết kiệm được phần nào”, Nam nói. Và như vậy, tuyến phố cơm trắng đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người thu nhập thấp hàng chục năm nay. Tuy không được bữa ăn đầy đủ, cao sang nhưng giúp họ no bụng tiếp tục làm việc, tiết kiệm chi phí để lo cho gia đình. Theo thanhnien.vn