Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân trong năm 2018, TP.HCM sẽ đưa BV Ung bướu cơ sở 2 vào hoạt động. Hơn 1,2 tỷ đồng ủng hộ Bệnh viện Nhi Đồng II Ngày “Chủ nhật chia sẻ yêu thương” tại Bệnh viện Chợ Rẫy Chiều 6-3, tại Hội nghị triển khai các hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM, PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân trong năm 2018, TP.HCM sẽ đưa BV Ung Bướucơ sở 2 (địa điểm đặt tại quận 9) đi vào hoạt động vào tháng 12-2018. Được biết BV Ung bướu cơ sở 1, địa điểm ở đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh thường xuyên quá tải bệnh nhân đến điều trị bệnh ung thư. Ngoài ra, vào tháng 3-2018, thành phố sẽ khánh thành BV Nhi đồng Thành phố (hiện chỉ mới đưa vào hoạt động một phần tại huyện Bình Chánh). Đồng thời, TP đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án chuyển tiếp và khởi công các dự án mới trong năm 2018 gồm: BV Đa khoa khu vực Hóc Môn, BV Đa khoa khu vực Củ Chi, BV Đa khoa khu vực Thủ Đức, BV Chấn thương chỉnh hình, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cơ sở 2… BV Ung bướu cơ sở 1 thường xuyên quá tải. Ảnh: HL Ngành y tế thành phố cũng đặt ra mục tiêu trong năm 2018, 100% trạm y tế phường, xã có bác sĩ làm việc và đạt tiêu chí quốc gia về y tế; số lượng bác sĩ đạt 18 bác sĩ/10.000 dân; 42 giường bệnh/10.000 dân; 85,2% dân số tham gia bảo hiểm y tế; trên 95% trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ; tỉ suất trẻ em tử vong dưới 10 trẻ/10.000 dân.. Năm 2018 cũng là năm mà ngành Y tế TP.HCM tiếp tục triển khai hoạt động quản lý tự chủ tại các bệnh viện công lập, giám sát hoạt động tự chủ chi thường xuyên và hoạt động xã hội hóa, liên doanh liên kết, đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công lập. Chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm thấp nhất tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong do dịch bệnh. Nâng cao năng lực y tế cơ sở, không ngừng cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ và phát triển các kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Ghi nhận những thành quả mà ngành y tế TP đạt được trong năm 2017, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đánh giá cao nỗ lực kéo giảm các loại dịch bệnh của ngành như giảm 13,5% ca bệnh tay chân miệng, giảm 11,7% ca bệnh sốt xuất huyết nhập viện. Năm 2017, TP cũng đã nâng số giường bệnh lên trên 40 giường bệnh/10.000 dân, 17 bác sĩ/10.000 dân, số lượng người dân đến khám chữa bệnh tăng hơn 42 triệu lượt người. Đặc biệt, năng lực của các bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến quận, huyện đã tăng lên mỗi ngày với trên 10.000 lượt/ngày. Bà Thu hy vọng trong tương lai, thành phố sẽ xây dựng được một hồ sơ sức khỏe riêng cho từng người dân, theo dõi lý lịch sức khỏe cá nhân của người dân từ khi còn trong bụng mẹ đến khi trưởng thành, quá trình điều trị bệnh cho đến khi qua đời. Tuy nhiên, bà Thu cho rằng trước sức ép khám chữa bệnh và yêu cầu ngày càng cao trong vấn đề chăm sóc sức khỏe người dân, ngành Y tế thành phố cần đổi mới tư duy trong tiếp cận cũng như đề xuất chính sách để tạo điều kiện cho ngành y tế phát triển. Theo PLO