Nhà báo nhà văn Võ Đắc Danh vừa ra mắt tập bút ký có tên ‘Người Sài Gòn bất đắc dĩ’. Sự trở lại lần này của ông không phải là một đợt ‘dấn thân’ mới vào thế giới văn chương mà mang mục đích từ thiện. Muốn trở thành người Sài Gòn thứ thiệt, cứ học thuộc lòng những chiêu này! Những nét văn hoá thú vị không đổi thay của người Sài Gòn Sáng 21.10, nhà báo-nhà văn Võ Đắc Danh đã dự buổi giao lưu ra mắt tập bút ký có tên Người Sài Gòn bất đắc dĩ. Cuốn sách nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả bởi những bài viết mang đậm tính thời sự nóng bỏng trong từng trang viết qua góc nhìn của một nhà báo lão luyện như Võ Đắc Danh. Buổi giao lưu về cuốn sách “Người Sài Gòn bất đắc dĩ” của nhà văn Võ Đắc Danh Trong buổi giao lưu với độc giả, nhà văn Võ Đắc Danh thừa nhận ông đến Sài Gòn là chuyện “bất đắc dĩ” và sau đó rời Sài Gòn để về lại Cà Mau làm một người nông dân cũng là việc “bất đắc dĩ”. Thế nhưng đối với ông Sài Gòn là một vùng đất nhân hậu bao dung và rộng mở. Sài Gòn đã cho ông rất nhiều thứ trong 14 năm ông sinh sống và làm việc ở đây. Nhà văn Võ Đắc Danh Cũng từ những ngày cầm bút ở Sài Gòn ông đã có hàng trăm bài viết đặc tả đời sống của những người dân ở Nam Bộ cùng sát cánh bên họ để đấu tranh chống lại những điều bất công ngang trái đang diễn ra rất khốc liệt trong xã hội. Có những cuộc đấu tranh bằng chữ nghĩa của Võ Đắc Danh mang lại những những kết quả khả quan, những thay đổi tích cực cho xã hội, cho người dân, nhưng cũng có những cuộc đấu tranh đi vào ngõ cụt. Đó cũng là những điều làm cho nhà văn Võ Đắc Danh luôn trăn trở, ray rứt. “Rốt cuộc thì mình chưa cứu được đời họ, chưa gặp mình thì họ đã khổ đau, gặp mình rồi họ vẫn khổ đau, có khác chi đâu…”.- Nhà văn Võ Đắc Danh bộc bạch. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu chia sẻ trong buổi giao lưu của nhà văn Võ Đắc Danh “Nói có khi không ai tin, trong tận cùng thâm tâm tôi luôn nghĩ mình chỉ là người nông dân cầm bút, hơn 90 phần trăm trang viết của tôi là chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người nông dân, nói thay họ những tiếng nói khổ đau và oan khuất. Chị Nguyễn Thị Tưởng, (Đồng Nai) nhân vật trong bút ký của nhà văn Nguyễn Đắc Danh. Đó người đàn bà trên 30 năm đi kiện đến tan nhà nát cửa, bị chồng bỏ, đến chia sẻ trong buổi giao lưu Những năm gần đây tôi đột ngột về vườn, nuôi chim yến, thật ra đó cũng là việc bình thường khi tôi nhận ra ngòi bút của mình không còn hay nữa và nhớ đến lời dạy của nhà văn Trang Thế Hy là “phải biết đi chỗ khác chơi” – Nhà văn Võ Đắc Danh cho biết lý do ông dừng viết. Rời Sài Gòn, về lại quê hương Cà Mau, nhà văn Võ Đắc Danh gần như trở thành một người nông dân thực thụ. Ông lấy việc làm vườn, nuôi yến làm vui. Tuy nhiên dường như những tháng ngày yên ấm ở quê hương lại làm ông thêm trăn trở. Và thế là tập bút ký Người Sài Gòn bất đắc dĩ ra đời. Cuốn sách là tập hợp những truyện ngắn và ký viết về miền đất Nam Bộ, vùng ruộng đồng sông nước của nhà văn Võ Đắc Danh. Bàng bạc trong các truyện là nỗi niềm của những người nông dân đã một đời thân cò lặn lội, oằn vai dưới gánh nặng đau khổ của chiến tranh hôm qua, rồi lại vì miếng cơm manh áo hôm nay nhưng vẫn bất khuất, trung kiên chống lại áp bức, bất công. Sự trở lại lần này của nhà văn Võ Đắc Danh không phải là một đợt “dấn thân” mới vào thế giới văn chương mà mang mục đích từ thiện. Tiền bán sách ông sẽ dùng vào việch xây chiếc cầu ở ấp Gành Hào, xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, Cà Mau quê hương ông. Nhà văn Võ Đắc Danh trao tấm biển tượng trưng 20% tiền bán sách cho nhà văn Nguyễn Đông Thức Trong buổi ra mắt sách, nhà văn Võ Đắc Danh đã chuyển cho đại diện Ban liên lạc đồng hương Bạc Liêu – Cà Mau số tiền 176 triệu để xây cầu. Ngoài ra ông còn trao cho nhà văn Nguyễn Đông Thức, người sáng lập ra Quỹ học bổng Mô tô tấm biển tượng trưng 20% tiền phát hành sách Người Sài Gòn bất đắc dĩ. Số tiền bán sách còn lại sẽ được nhà văn Võ Đắc Danh dành để xây dựng chương trình Vượt lên số phận bằng hình thức trao học bổng cho các em học sinh có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnh khó khăn. Nhà văn Võ Đắc Danh ký tặng sách cho bạn đọc Một số hình ảnh các nhà hảo tâm trao tặng tiền xây cầu cho nhà văn Võ Đắc Danh trong buổi giao lưu: Theo Một Thế Giới