Sài Gòn có tổng số 200 cây cầu lớn nhỏ đã gắn với vùng đất này từ thuở mới khai hoang, trong đó có 6 cây cầu gắn liền với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển của thành phố.
Cây cầu xảy ra vụ chen lấn chấn động Sài Gòn xưa
Nghệ sĩ Việt chung tay cùng cậu bé 15 tuổi xây cầu cho người dân Vĩnh Long đón Tết
Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đề xuất phá bỏ cầu Nhị Thiên Đường 1 khiến nhiều người Sài Gòn tiếc nuối. Hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất này có nhiều cây cầu gắn liền với lịch sử, ký ức sâu đậm của người dân.
Cầu Bông

Trước 1975, cầu Bông được xem là trọng yếu nhất nối liền vùng Đakao của đô thành Sài Gòn với trung tâm tỉnh Gia Định – (Ảnh: Internet).
Ban đầu cầu này được làm bằng gỗ, nhỏ và ngắn nhưng khá nổi tiếng của đất Sài Gòn. Cái tên cầu Bông được nhiều nhà nghiên cứu vùng đất Sài Gòn nói đến nhất là sau khi Tả quân Lê Văn Duyệt xây dựng 1 vườn hoa xinh đẹp gần cầu này thì dân gian bắt đầu gọi là cầu Hoa. Sau này, người dân phải đọc trại thành cầu Huê vì kiêng tên bà Hồ Thị Hoa (vợ vua Minh Mạng). Sau này, người dân Sài Gòn tự đổi hẳn tên cây cầu này là cầu Bông (bông là từ địa phương của miền Nam) cho đến nay.

Diện mạo mới của cầu Bông ở thời điểm hiện tại.
Cầu Móng

Cầu Móng ngày xưa có ô tô lưu thông – (Ảnh: Internet).

Cầu Móng thời điểm hiện giờ ngắn hơn nhưng đẹp hơn với hệ thống đèn trang trí bắt mắt.
Cầu Thị Nghè

Cầu Thị Nghè năm xưa – (Ảnh: Internet).

Cầu Thị Nghè hiện tại được xây dựng rộng hơn với 4 làn xe.
Cầu sắt Bình Lợi

Cầu Bình Lợi thời kì năm đầu thế kỉ 19- (Ảnh: Internet).

Cầu Bình Lợi hiện tại vẫn giữ nguyên nét hoang sơ như thuở ban đầu.
Cầu Nhị Thiên Đường

Cây cầu ở hiện tại vẫn còn giữ nét cổ kính vốn có, tuy nhiên một số hạng mục đã xuống cấp.
Cầu Chữ Y

Cầu chữ Y năm xưa – (Ảnh: Internet).

Cây cầu góp phần thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của 3 vùng.