Lẫn vào trong… rác


Đã từng đi du lịch nhiều nước trên thế giới, câu chuyện về rác cũng không mới…

Lo bị ‘ép rác’, hoa tết xả hàng sớm ở Sài Gòn

Hồ sơ Đời… rác : Ký ức đất Sở Thùng ở Sài Gòn

14_1

Bạn ghé Sài Gòn, muốn chụp thật nhiều ảnh đẹp với niềm háo hức: “Mình yêu thành phố này, yêu mùa xuân nơi đây. Mùa xuân phương Nam dù cao điểm nắng nóng nhưng lại là những ngày trời rất xanh, mây rất trắng. Như trong câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “mùa xuân còn có lá vàng bay…”, mình rất ngạc nhiên khi bên cạnh những vòm cây đang trổ đầy búp non xanh lại có những thảm lá rụng đầy như một mùa thu vàng, thật thú vị”… Nhưng sau khi đi “săn cây săn lá”, bạn thở dài: “Xem lại những tấm ảnh, thấy lẫn trong lá bao nhiêu là… rác”.

Quả vậy, khi xem những bức ảnh bạn chụp, những góc rất đẹp của một Sài Gòn hiện đại, năng động, với những khoảng nắng lung linh vẽ lên bức tranh cây – lá – phố không kém phần thơ mộng, lại cứ thấy một “nhân vật” vô tình: Rác. Những mẩu giấy, vỏ hộp, gói lá bánh… thấp thoáng tung bay trong gió, chễm chệ lề đường, lẫn vào bước chân người. Có vẻ như sau mùa lễ hội, rác lại được dịp “tung tăng” nhiều hơn.

Đã từng đi du lịch nhiều nước trên thế giới, câu chuyện về rác cũng không mới, nhưng nhận xét, so sánh của bạn khiến tôi ngạc nhiên, không khỏi giật mình: “Có lẽ ở Sài Gòn, số lượng thùng rác công cộng “đứng chờ” bên lề đường nhiều hơn hết thảy những nơi mình qua, nhưng lạ thay, lượng rác ở ngoài thùng rác lại nhiều đến lạ!”. Bạn ví dụ, Đài Loan, nơi được biết đến là “đất chật người đông”, xe máy của nhiều gia đình phải để ngoài lề đường (một cách ngăn nắp, trật tự) vì không có chỗ trong nhà (diện tích nhà nhỏ hẹp phải ưu tiên dành cho không gian sinh hoạt), nên thùng rác công cộng đặt ở lề đường cũng thưa, khuất và những thùng rác này khá nhỏ, nhưng đường phố của họ sạch bong. Bạn từng phải cầm một món rác theo suốt chặng đường dài trước khi tìm thấy một thùng rác khiêm tốn nép bên vệ đường. Trong khi ở ta, những thùng rác lớn, đủ màu đủ kiểu bắt mắt, đứng ở vị trí “lộ thiên”ưu ái với những lời mời gọi tha thiết: “Hãy đổ rác vào tôi”, “Cho tôi xin rác”… thì lại như vô hình, không ai nhìn thấy.

Tôi cũng từng thấy có người đứng ngay bên thùng rác mà vô tư vứt rác dưới chân. Rồi có người tiện tay bỏ rác vào thùng, nhưng ơ thờ đến độ rác bị rớt ra ngoài họ cũng mặc kệ. Một lần dừng đèn đỏ, tôi đọc được dòng chữ trên một nắp cống mà thấy là lạ. Nắp cống bê tông cốt thép mà người ta in khắc lên dòng chữ thật “dài dòng”, chứa đủ sự nhỏ nhẹ, ôn tồn: “Đừng đổ rác ở đây vì rác có thể làm tắc cống”, thế mà quanh đó vẫn… rác.

Thế nên, không phải thùng rác nhiều hay ít, to hay nhỏ, mà người ta có muốn bỏ rác vào thùng hay không.

Lá rụng tự nhiên, người lao công quét lá. Rác lẫn trong lá hay lá lẫn vào trong rác. Những bức ảnh của bạn tôi sẽ đẹp biết bao khi không “dính” rác.

Theo TNO


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: