Hôm nọ, đúng nghĩa của việc đi lạc vào một ngôi nhà cổ – kiến trúc Pháp hai tầng trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập. Hóa ra đây là một phòng trưng bày chủ đề “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập” vừa mới mở cửa rất thú vị, đến một lần còn muốn đến nữa Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966 Những chuyện “thâm cung bí sử” gây tò mò tại dinh Độc Lập Giờ mới hay, Dinh Độc Lập bây giờ nguyên tên là Dinh Norodom – đặt theo tên của Quốc vương Campuchia thời bấy giờ (1834-1904), do Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá xây dựng đầu tiên vào năm 1863, sau khi Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam Kỳ… Tôi dừng lại khá lâu ở tầng 1, nơi giới thiệu sự ra đời của Dinh Norodom và khắc họa một phần ký ức Sài Gòn thời Pháp thuộc qua nhiều chủ đề, trong đó ấn tượng nhất là “Những gương mặt Sài Gòn” với những Nguyễn An Ninh, Trương Văn Bền, Phan Châu Trinh, Sương Nguyệt Anh, Đỗ Hữu Phương, Trương Vĩnh Ký… Đây là những gương mặt đại diện cho các tầng lớp xã hội và xu hướng chính trị thời đó. Mỗi cuộc đời và mỗi câu chuyện của họ là những mảnh ghép tạo nên bức tranh đa dạng của một giai đoạn lịch sử đầy biến động của Sài Gòn… Bà chị, một người Sài Gòn xưa vừa trở về sau gần 40 năm xa cách dài đằng đẵng, rưng rưng sờ những bức ảnh như thể gặp lại người thân, bảo “Sài Gòn mới có hơn 300 tuổi một chút thôi mà ký ức hao gầy, mất mát nhiều quá…”. Thẫn thờ một lúc, bất ngờ chị quay sang tôi hỏi cắc cớ: “Thế còn những gương mặt già nua kiểu đám đông của chúng mình, rồi đây sẽ là ký ức của ai?”. Đành nhắc cho chị nghe về những câu thơ rất cũ rằng: “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời”. Bảo cứ yên tâm mà tận hưởng tuổi già ở cố quận, bởi ít nhất chị cũng là ký ức của ai đó từng yêu thương chị… Theo laodong