16 câu nói “đặc sản” của người Sài Gòn: Không lẫn đi đâu được vì quá là đáng yêu!


Người Sài Gòn vốn giản dị, gần gũi, chẳng câu nệ tiểu tiết.. Bởi thế, họ nói chuyện với nhau rất gần gũi, thân tình.Ai vừa đặt chân đến Sài Gòn, nghe những câu nói lóng của dân bản địa ở đây, đôi khi khó hiểu.Cũng xem những câu nói đó nha

Bạc xỉu: Câu chuyện sữa – cà phê của người Sài Gòn

Người Sài Gòn có thể không giàu nhưng thấy xót trong dạ là làm thôi, có nghĩ gì đâu

Nhưng dần dà, sống lâu ở cái đất này, người ta lại cảm thấy yêu thêm những câu nói thân tình, dân dã ấy.

Những gì đã trở thành “đặc sản”, thì chẳng thể tìm thấy ở nơi nào, bởi nó gói ghém cả cái hồn của Sài Gòn ở đó.

1. “Ủa! Zậy á hả?”

Khi bất ngờ nghe về một chuyện nào đó, không chắc chắn lắm, người Sài Gòn thường hỏi lại nhau như vậy.

Nhiều người bạn của tôi khi vừa đến Sài Gòn, nghe câu này họ không hiểu lắm. “Zậy á hả” là sao? Họ thường hỏi lại như thế. Nhưng lâu dần thành quen, họ thích cả cái giọng điệu của người Sài Gòn mà chả đâu có được.

2. “Thôi! Kì lắm mợi”

“Mợi” ở đây nghĩa là “mày”, là tiếng lóng của dân Nam Bộ. Khi người Sài Gòn ngại ngùng về một điều gì đấy, muốn né tránh họ sẽ nói như vậy.

Không phải mặc định cứ phải thân thiết lắm mới gọi là “mày” đâu, người Sài Gòn vốn thân tình, hào phóng và thoải mái, ai cũng có thể được coi là người nhà, nên đừng ngạc nhiên khi mới gặp lần đầu mà họ lại gọi bạn như thế nhé.

3.“Lại biểu coi”

Bạn có từng để ý, mấy đứa nhỏ bạn bánh kẹo hay bán báo dạo, Ɖάпʜ giày, vé số… thường được gọi như vậy không. “Biểu” nghĩa là “bảo” hay “nói”.

Ngoài để kêu những đứa bé nhỏ hơn, đúng là khi nói câu này với người khác, có vẻ sẽ mang tính “Sάƫ thương” hơi cao vì người nghe sẽ cảm thấy mình ở “vai dưới” và nhiều người không thích điều đó cho lắm.

4. “Đá chống em ơi”

Bạn có từng đang chạy xe ngoài đường, bất chợt thấy có một người chạy thật nhanh theo mình, hét lớn: “Đá chống em ơi” hay “Kéo khóa cặp kìa em ơi”,  rồi bạn chưa kịp nói lời cảm ơn, họ đã chạy ɱấƫ ʜύƫ.

Người Sài Gòn là vậy đó, giúp người khác chẳng mong nhận được câu cảm ơn. Ở thành phố mà chỉ cần bước ra đường là kẹt xe, ai cũng muốn mau chóng trở về nhà, thì việc người ta còn thời gian để ý cả cái chân chống của bạn và chạy theo nhắc nhở bạn thật là đáng quý phải không.

5. “Thây kệ”

“Thây” cũng là tiếng lóng của người Nam Bộ, có nghĩa là “Thôi”. Câu nói này ý chỉ họ không quan tâm lắm đến điều bạn đang nói. Tặc lưỡi cho qua. Vậy nên, khi thấy ai đó nói câu này với mình, có lẽ bạn nên đổi chủ đề khác để nói chuyện nhé.

6. “Dễ thương ghê”

Nếu người Hà Nội hay dùng từ đáng yêu thì người SÀi Gòn lại hay nói dễ thương để khen một điều gì đó. Mà không phải là mỉa mai đâu nhé, người Sài Gòn thẳng thắn và rõ ràng lắm.

Vậy nên bạn chẳng cần đắn đo, nghĩ ngợi sâu xa ý họ là gì đâu. Người Sài Gòn đã khen ai là sẽ khen thiệt tình, mà chê thì cũng thiệt tình nốt.

7. “Dữ hôn”

“Dữ” ở đây chẳng ai người ta có ý chê bạn hung hăng dữ tợn đâu. Họ muốn khen bạn giỏi đấy. Thay vì “Giỏi quá”, “Hay vậy” … người ta lại hay nói “Dữ hôn” khi có ý khen ngợi bạn tài giỏi, làm được một việc gì đó rất lớn lao, ngoài sức tưởng tượng của mình.

Nếu mới đặt chân đến Sài Gòn, cẩn thận không bạn sẽ hiểu nhầm ý tốt của họ đấy nhé.

8. “Bữa sau ghé trả cũng được”

Đây chắc chắn là câu nói của các chị buôn gánh bán bưng ở Sài Gòn. Có lẽ chỉ ở thành phố 2 mùa mưa nắng này mới nghe được câu nói “đặc sản” ấy. Lời giải thích được đưa ra đằng sau nó còn dễ thương hơn nữa: “Người ta giàu tiền trăm, tiền triệu, chứ có ai giàu vì mấy ngàn lẻ bao giờ”.

Vậy đó, người ta nói ở cái chốn thị thành ai cũng bon chen để mưu sinh Kіếм sống, thế nhưng có bị cuốn theo vòng xoáy cơm áo gạo tiền thì họ vẫn thật tình nghĩa với nhau. Mấy ai dễ tin người như thế, khi chỉ mới gặp lần đầu, lại cũng chẳng ai bết được “bữa sau” họ ghé trả là bao giờ, nhưng vẫn cho thiếu.

Và điều hay là, hầu như những người được cho thiếu thì hôm sau đều lục tung mọi con đường để tìm người bán trả lại cho họ. Sài Gòn… đến bao giờ mới hết dễ thương?

9. “Ơn nghĩa gì mợi”

Người Sài Gòn giúp đỡ nhau chẳng vì câu cảm ơn hay lợi lộc gì cho bản thân mình. Chỉ đơn giản “Giúp được ai thì giúp, chuyện nhỏ mà”. Vậy đó, chính cái tính cách không toan tính, so đo điều gì đã níu chân rất nhiều người từ khắp nơi đổ về.

Ban đầu có thể vì cái ăn, cái mặc, vì học hành họ đến thành phố này, nhưng rồi lại yêu mến nơi đây vì những điều nhỏ nhặt, giản dị như thế. Nhiều người, khi được đề nghị trả ơn còn chẳng mặn mà, họ chỉ mong từ điều tử tế mình làm có thể nhân rộng ra thành nhiều điều tử tế khác nữa. Cuộc sống như thế thật tốt đẹp biết bao.

10. “Ê”

Người Sài Gòn chính là đang kêu bạn đó. Nghe có phần cụt ngủn, không đầu không đuôi nhưng có lẽ họ đang ngại ngùng không biết xưng hô với bạn thế nào.

Nên mới nói dân dã như vậy đó thôi! Nhưng hãy nhớ chỉ dùng câu này cho những người trạc tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn mình thôi bạn nhé. Vì nếu nói với người lớn tuổi hơn là cụt ngủn thế này thì chẳng lịch sự tí nào.

11. “Đã quá ầy”

Khi bạn khoe với họ một thứ gì đấy, nếu cực kì thích thú, người Sài Gòn sẽ nói: “Đã quá ầy“. “Đã” chính là có ý nói bạn thật sướng, thật thích khi có món đồ ấy. Khi có cảm giác vui vẻ, thích thú hay tuyệt vời, người ta cũng thường nói :”Đã quá”  để bộc lộ cảm xúc của mình.

12. “Muốn cho nhiêu cho”

Thời buổi xe ôm công nghệ tràn lan khắp các đường phố, nhiều người chẳng còn thiết tha với xe ôm truyền thống, vì giá cả không rõ ràng.

Thế nhưng, sống ở Sài Gòn lâu, bạn có để ý vài lần đi xe ôm truyền thống những đoạn đường ngắn, họ sẽ nói bạn “Muốn cho nhiêu thì cho” bởi họ vẫn quan niệm rằng, mưu sinh nhưng giúp nhau được cái gì sẽ giúp, tiền bạc có khi chẳng thể mua được cái tình.

Không riêng gì xe ôm, vài chỗ gửi xe lề đường, mấy chị buôn gánh bán bưng cũng thế. Nhiều người cứ thuận mua vừa bán là được, chẳng cần nghĩ ngợi nhiều. Sài Gòn đôi lúc hay vậy đó.

13. “Xạo ke”

Câu này là một câu nói nửa đùa nửa thật. Họ chê bạn nói xạo, có thể không tin, nhưng cũng có thể tin. Người Sài Gòn thiệt thà lắm, cũng dễ tin người nữa. Vậy nên, đừng nói xạo với người Sài Gòn bạn nhé, sẽ khiến họ ɱấƫ lòng tin vào bạn đấy.

14. “Sướng quá bây”

Nếu câu nói “Đã quá” là người ta đang thích thú với những gì bạn có, thì câu nói “Sướng quá bây” lại thể hiện một chút gì đấy sự ghen tị của họ đối với bạn.

Nhưng bạn đừng lo, cũng chẳng phải ghen ăn tức ở χấц xí gì đâu, họ cũng đang mừng cho bạn vì những gì bạn đạt được đấy thôi.

15. “Theo tui, tui dẫn đi”

Sài Gòn chẳng thể kể hết có bao nhiêu con hẻm lớn nhỏ, bao nhiêu con đường ngoằn noèo nối 2, 3 quận với nhau. Với dân mù đường thì đúng là Tʜảɱ ʜọą. Chính vì thế, đã mù đường, mà khi hỏi đường người khác lại còn được nghe câu “Theo tui, tui dẫn đi” thì đúng là mừng như bắt được vàng rồi còn gì.

Bạn biết không, có thể họ cùng đường nên cho bạn theo cùng. Nhưng đôi lúc, vừa dẫn bạn đến nơi cần đến, bạn còn chưa kịp cảm ơn thì đã thấy họ quay đầu xe đi hướng ngược lại. Chẳng tiện đường nhưng ở Sài Gòn vẫn có những con người nhiệt tình như thế đấy.

 

16. “Dễ xợ”

Người miền Nam thường không phát âm rõ chữ “s” và “x”. “Xợ” chính là nói lóng của “sợ”, nhưng kì thực chẳng có điều gì Ɖάпɡ ѕợ cả. Chỉ vì muốn thể hiện sợ bất ngờ, ngạc nhiên và cả thú vị mà người Sài Gòn thường quen miệng nói vậy thôi, bạn yên tâm nhé.

Theo news.tinnhanh60


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: